Cụ Phan Đình Phùng sinh năm Đinh Mùi (tức ngày 6/6/1847) tại làng Đông Thái huyện La Sơn nay là xã Tùng Ảnh- huyện Đức Thọ -tỉnh Hà Tĩnh. Trong 1 gia đình có truyền thống khoa bảng, cụ thân sinh là Phan Đình Tuyển cháu 12 đời của Kiều quận công( thời Lê Trung Hưng) đỗ phó bảng tại khoa thi năm Giáp Thìn (1844). Các anh, em huynh đệ của cụ Phan Đình Phùng đều đỗ cử nhân , phó bảng
Cụ Phan Đình Phùng lãnh tụ phong trào Cần Vương văn võ song toàn.
Cụ Phan Đình Phùng sinh năm Đinh Mùi (tức ngày 6/6/1847) tại làng Đông Thái huyện La Sơn nay là xã Tùng Ảnh- huyện Đức Thọ -tỉnh Hà Tĩnh. Trong 1 gia đình có truyền thống khoa bảng, cụ thân sinh là Phan Đình Tuyển cháu 12 đời của Kiều quận công( thời Lê Trung Hưng) đỗ phó bảng tại khoa thi năm Giáp Thìn (1844). Các anh, em huynh đệ của cụ Phan Đình Phùng đều đỗ cử nhân , phó bảng ...
Riêng cụ Phan Đình Phùng thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm Bính Tý(1876) tại khoa thi hương Phan Đình Phùng đỗ cử nhân, một năm sau 1877 tại khoa thi hội do triều đình tổ chức cụ đỗ luôn tiến sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Bước vào quan lộ, Phan Đình Phùng là một vị quan thương dân, hết lòng chăm lo cuộc sống cho nhân dân và đặc biệt nghiêm khắc với những hành động nhũng nhiễu dân chúng của bọn hào lý dưới quyền. Tính tình ngay thẳng, cương trực của cụ Phan Đình Phùng đã nổi tiếng trong ngoài, do vậy năm 1878 vua Tự ĐỨc đã xuống chiếu vời cụ vào kinh thành Huế rồi phong cho làm chức Ngự sử đô sát viện có nhiệm vụ kiểm tra công việc của các quan lại và can gián vua cùng các quan đại thần trong triều mỗi khi quyết định nhũng việc quan trọng của đất nước.Ngày 17/7 /1883 Vua Tự Đức mất, giặc pháp đânhs chiếm cửa Thuận An, triều đình Huế rối loạn đến cực độ. Trước áp lực về quân sự của thực dân Pháp triều đình liên tiếp ký các hiệp ước Quý Mùi(ngày 28/8/1885)và điều ước Giáp Thân(6/6/1886) xác nhận quyền đô hộ lâu dài của Pháp tại Việt Nam.
Thấy bọn quan lại triều đình nhà Nguyễn hèn nhát và ngày càng thối nát đến cùng cực, cụ Phan Đình Phùng đã xin từ quan trở về quê nhà làng Đông Thái. Tuy hoàn cảnh bắt buộc phải trở về quê hương nhưng lòng cụ phan Đình Phùng vẫn ngày đêm khắc khoải một nỗi niềm yêu nước, thương dân. Cụ luôn doic theo từng động tĩnh của triều đình và cả ngoài biên ải, vua Dục Đức bị chết, Hiệp Hòa tuy mới lên ngôi vua cũng bị ép uống thuốc độc tự tử...Thực dân Pháp nhân cơ hội đất nước rối ren đem quân đánh chiếm kinh thành, đại thần Tôn Thất Thuyết sau khi đốc xuất tướng sỹ đánh vào đồn Mang cá và Tòa khâm sứ Pháp bị thua liền hộ giá vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Hà tĩnh. Cụ Phan Đình Phùng từ quê nhà làng Đông Thái khăn gói đến bái kiến nhà vua cụ đã được nhà vua phong làm Tán Lý Quân vụ chỉ huy các đạo nghĩa quân Cần Vương chống Pháp ở bốn tỉnh phía bắc miền trung.
Sau khi ở Sơn Phòng trở về cụ Phan Đình Phùng đã bàn các văn thân yêu nước dựng cờ khởi nghĩa và được nhân dân cùng hào kiệt bốn phương kéo về rất đông. Nhưng do buổi đầu chưa quen chiến trận ,thế giặc lại mạnh, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, đại bản doanh ở làng Đông Thái bị giặc Pháp đốt phá tan tành. Giữa lúc khó khăn , gian khổ ấy người anh cả của cụ Phan Đình Phùng là Phan Đình Thông bị giặc Pháp bắt tại huyện Thanh Chương rồi áp giải về Thành Phố Vinh. Tổng đốc Nghệ an tên là Nguyễn Chính, cùng phủ sứ Lê Kinh Hạp viết thư cho Cụ Phan Đình Phùng , trong nội dung có câu:"...Hàng thì tha bằng không sẽ giết người anh..."cụ Phan Đình Phùng không viết thư trả lời mà chỉ nhắn Lê Kinh Hạp qua người đưa thư. "...nếu làm thịt anh ta thì nhớ gửi cho ta bát xáo...,và ta có một người anh rất to là mấy mươi triệu người dân đất Việt, một ngôi mộ rất to là tổ quốc Việt Nam..". Được tin anh trai bị thức dân Pháp và bè lua tay sai giết hại cụ Phan Đình Phùng đã gạt nước mắt để rồi biến đau thương thành hành động. Năm 1887 sau khi chuyển quân lên xây dựng đại bản doanh tại núi rừng Vũ Quang nhắm chiến đấu lâu dài với thực dân Pháp. Cụ Phan Đình Phùng đã bố trí công việc cho các tướng lĩnh rồi khăn gói lên đường ra bắc nhằm liên kết với các văn thân xứ bắc Hà cùng nổi dậy chống Pháp ...khi Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh thì lực lượng của nghĩa quân đã lớn mạnh lên vài ngàn ngươì và mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình...đặc biệt là tướng Cao Thắng đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu 1874 của người Pháp và liên tục đánh cho quân Pháp nhiều trận thua đau, có trận nghĩa quân còn đánh thẳng vào tỉnh lỵ Hà Tĩnh, bắt sống cả Tuần Phủ Đinh Nho Quan một tay sai khét tiếng gian ác.
Giữa luac khí thế đánh Pháp của nghĩa quân đến độ cao trào thì vào tháng 10 năm Quý Tỵ( 1893)trong một trân công phá đồn binh pháp ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An tướng Cao Thắng trúng đạn hi sinh. Đây là 1 tổn thất không có gì bù đắp nổi, sau đau thương này cụ Phan Đình Phùng đã kéo quân về Thanh Lạng trừng trị tên Việt gian phản bội Trương Quang Ngọc phạm tội dẫn đường cho quân Pháp lên khe Tá bắt vua Hàm Nghi. Trận tiêu diệt trên một phiến, kẻ đã sát hại tướng Cao Thắng rồi trận thắng lẫy lừng giữa núi rừng Vũ Quang bằng kế" Sa Nang Úng Thủy", cụ Phan ĐÌnh Phùng đã chỉ huy nghĩa quân đánh cho quân Pháp một trận tơi bời, diệt gần 100 tên thu 50 súng. Cuối 1895 phần bị quân Pháp bao vây, lương thục cạn kiệt bệnh tật phát sinh, nghĩa quân người bị ốm, người bị giặc bắt, chủ tướng Phan ĐÌnh Phùng bị lâm vào trọng bệnh. Đúng vào giờ Thìn ngày 28/12/1895 cụ Phan Đình Phùng trút hơi thở cuối cùng. Để giữ bí mật tướng sĩ tắm lá thơm và mặc cho cụ bộ áo mũ Đình Nguyên Tiến Sĩ, rồi chọn 1 cây vàng tâm to nhất giữa đại ngàn Vũ Quang đục rỗng ruột làm chốn yên nghỉ vĩnh hằng cho cụ. Cẩn thận là thế nhưng không ngờ có một tên phản bội đã khai báo với thực dân Pháp nơi yên nghỉ của cụ...
Căm tức vì những năm, tháng bị nghĩa quân đánh cho tơi bời cho nên khi nghe tin này thực dân Pháp vô cùng mừng rỡ, liền cho ngay một đạo quân lên căn cứ Vũ Quang khai quật mộ đưa thi thể của cụ Phan ĐÌnh Phùng về núi Tùng Lĩnh với thâm ý đốt thi thể của cụ thành tro rồi nhồi vào thuốc súng bắn xuống bến Tam Soa cho hả giận. Tuy nhiên theo lời kể của các cụ già ở làng Đông Thái, việc làm này chúng lại giao cho một viên đội người An Nam thi hành. Viên đội này tuy bề ngoài hợp tác với thực dân Pháp nhưng bên trong vẫn có 1 chút lòng yêu nước, đặc biệc ông rất cảm phục tấm lòng trung thực, ngay thẳng và rất đỗi anh hùng của cụ Phan Đình Phùng. Cho nên viên đội đã bàn bạc với mấy người lính thân tín làm một hình nhân thế mạng rồi bí mật đưa thi hài cụ Phan đi mai táng tại một địa điểm khác...
Nhờ vậy mà cụ Phan Đình Phùng được về an nghỉ trên đất mẹ thân yêu.