Lê Thước (1891-1976): Hiệu là Tĩnh Lạc sinh ra trong một gia đình khoa bảng ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 27 tuổi ông đậu Giải nguyên Hán học trường Nghệ nhưng không ra làm quan mà xin học thêm, đến năm 30 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Đẳng sư phạm Hà Nội ban văn học. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm ông được bổ nhiệm Giáo sư trường Quốc học Vinh, hai năm sau đổi làm Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Vinh kiêm chức Thanh tra các trường sơ học, tiểu học tỉnh Nghệ An. Tháng 7-1927 có quyết định của Nha học chính Đông Dương đổi ông ra Hà Nội dạy tiếng Việt cho con Tây ở trường Trung học Xa- rô, một thời gian sau ông bị đổi lên Lạng Sơn vào Thanh Hoá và bị nhà nước bảo hộ cách chức năm 1943.

Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lê Thước đang giữ chức Chủ tịch Uỷ ban tăng gia sản xuất tỉnh Thanh Hoá thì được tin người con trai cả là Lê Thiệu Huy, Tham mưu Trưởng Liên quân Việt – Lào mặt trận đường 9 hy sinh khi phụ tá Thủ tướng chính phủ Lào kháng chiến là Hoàng thân Xu-pha-nu-vông vượt sông Mêkông sang Thái Lan. Nén đau thương ông tiếp tục công tác trực tiếp tổ chức nhiều trại sản xuất tiếp nhận và ổn định đời sống hàng vạn đồng bào từ khu 3, Bình Trị Thiên tản cư đến, cùng với Ủy ban kháng chiến Thanh Hoá xây dựng hậu phương lớn mạnh. Nhưng phần cống hiến lớn lao nhất của ông là dành hầu hết cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục với hoài bão đó ông đã sống hết mình, trung thực liêm khiết một lòng một dạ với quê hương dân tộc. Với tư cách là một nhà nghiên cứu, một học giả nhưng trước hết là một nhân cách cao thượng một nhà sư phạm lỗi lạc. Năm tháng đất nước bị ngoại bang thống trị, dạy học đối với ông không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn truyền bá tinh thần ái quốc, lòng trung thực và chí tự lập tự cường. Ông đã làm việc đó hết sức tận tuỵ say sưa đầy sáng tạo, ông luôn nói với học trò “ Tiên học lễ, hậu học văn” và nguyên lý giáo dục đó đến nay vẫn còn tính thời sự nóng hổi và một nguyên lý giáo dục nữa mà ông kiên định trong nghề dạy học ngay từ những năm 1921 là quan điểm giáo dục “ học đi đôi với hành”. Cho nên ông là một bậc trí giả uyên bác cổ kim đông tây một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 mà lại rất năng động rất giỏi hoạt động thực tiễn, ông còn là một bác thợ cày một người làm việc nhà nông rất giỏi.

(   Sở Văn hoá - Thông tin )


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.474.279
    Trong năm: 1.304.673
    Trong tháng: 101.094
    Trong tuần: 30.307
    Trong ngày: 117
    Online: 25