1. Sơ lược tiểu sử:
Cụ Trần Dực (1465 – 1512) quê tại xã Ngãi Lăng Huyện La Sơn - Tỉnh Nghệ An, ngày nay là Thị trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nông dân nghèo (thuộc hạng bạch đinh của xã hội thời ấy)
Do gia đình đông con (9người) thưở nhỏ Trần Dực phải mưu sinh bằng việc đi ở chăn trâu cắt cỏ cho một gia đình ở làng Cầu Khoóng thuộc xã Đức Yên ngày nay. Chủ nhà nuôi một thầy đồ để dạy học cho con. Hàng ngày ngoài giờ lao động Trần Dực tranh thủ học lõm, rồi những lúc thả trâu trên đồng cụ mượn sách nằm trên cầu đọc và tự học, lấy que làm bút, lấy lá và mặt đất làm vở.
2. Công danh sự nghiệp
Với quyết tâm vượt khổ, vượt khó, với thần thái thông tuệ Trần Dực học rất giỏi, ngày con chủ nhà đi thi Hương (kỳ thi Hương cống của địa phương). Cụ xin đi theo và xin dự thi luôn. Kết quả cụ đỗ Hương cống ngay từ kỳ thi đầu tiên. Nghị lực và chí học hỏi của Trần Dực đã động lòng trắc ẩn của chủ nhà và thầy đồ, về sau cụ được chủ nhà nhận làm con nuôi và cũng được thầy đồ kèm cặp thêm trong học tập nên càng ngày học càng thông minh hiểu biết rộngăyTừ đó hằng ngày cụ vẫn chăn trâu cắt cỏ, vẫn miệt mài nấu sử sôi kinh chờ ngày triều đình mở kỳ thi Hội.
Muốn thi Hội phải đến kinh đô Trần Dực lấy đâu ra tiền để làm lộ phí. Khi ra Vinh cụ phải dấu họ tên mình để làm thuê: gánh lều chõng, thổi cơm, khuân hành lý cho một Hương cống xứ khác.
Hônm vào trường thi cụ dựng lều chõng cho Hương cống nọ rồi mới dựng lều chõng cho mình để dự thi. Đến khi yết bảng đề danh cụ đỗ Hội Nguyên (đỗ đầu) - Tiến sỹ mà người thuê cụ vẫn không biết. Đến khi biết thì hết sức khâm phục và bái tạ không ngớt (Theo Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch tờ 32A bản dịch trang 259).
Theo “Đại Việt lịch trình Đăng khoa lục” năm 32 tuổi Trần Dực 4 kỳ thi Hội (tứ trường) đều đỗ đầu. Trong sách “ các nhà khoa bảng Việt Nam từ 1075 – 1919” cũng ghi cụ đỗ Hội Nguyên Đệ nhị giáp Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất (1502 niên hiệu Cảnh Thống đời Lê Hiến Tông). Sau đó cụ lai đỗ đầu khoa Đông Các. Làm quan đến chức Hộ bộ tả thị lang kiêm Đông Các Hiệu Thư. Văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám ( Hà Nội) ghi danh Trần Dực (bia số 6 hàng đầu dãy bên phải).
Sau khi hiển đạt cụ về làng “ Vinh quy bái tổ” và được ban tặng các ấn phẩm của Triều đình. Theo chế độ lúc bấy giờ người đỗ đạt làm quan được mở rộng địa giới sương túc (địa giới ruộng đất của làng mình) và xây dựng công trình phúc lợi. Cụ đã cho xây lại cái cầu mà mình đã nằm đọc sách để gải quyết nạn úng ngập khi mùa mưa lũ. Dân làng đã khắc bia đặt đầu cầu và đặt tên là cầu là cầu Thị Lang (tên chức vụ của cụ). Ngót 500 năm nay cầu vẫn phát huy tác dụng tiêu úng cho hàng trăm ha đồng ruộng của các xã Tùng Ảnh, Đức Yên, Thị Trấn. Hiện cầu nằm trên đường liên hương Đức Yên Tùng Ảnh (gần Huyện uỷ Đức Thọ)
Sách “Khâm định Việt Sử” chép như sau: Mùa hè năm Nhâm Dần (1512) vua sai Khang Quận Công Trần Nghi và Đông Các Hiệu Thư Trần Dực vào Cửa Hội Nghệ An để dẹp giặc. Trong trận chiến đó, do quân địch quá mạnh Trần Dực và Trần Nghi cho thuyền bè ra khơi để bảo toàn lực lượng không may gặp dông tố lớn tàu bị đắm Trần Dực và Trần Nghi đã hy sinh anh dũng.
Sau hơn 10 năm làm quan Trần Dực khí phách “Trung quân ái quốc”
Để ghi nhận công lao của cụ triều đình nhà Lê đã phong tặng cụ chức Hầu có hiệu là Phấn Nghĩa Hầu Trần Dực. Dưới thời nhà Nguyễn triều đình đã phong tặng cụ 6 sắc phong thần và giao cho dân 4 thôn Đông Yên, Trung Thịnh, Nghĩa Yên thuộc xã Đức Yên và thôn Vượng Hồ thuộc thị trấn Đức Thọ ngày nay lập đền thờ Cụ.
Không phải ngẫu nhiên mà Trần Dực được ghi vào chính sử nước nhà, được khắc vào văn bia Quốc Tử Giám (Hà Nội) và nhiều trước tác khác. Cuộc đời Trần Dực là sự tự vươn lên bởi ý chí và trí tuệ hơn người.
Ngày nay việc Nhà nước công nhận “Nhà thờ lăng mộ Danh Nhân Trần Dực” di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh là rất chính đáng nhằm tôn vinh công lao sự nghiệp của cụ đối với dân tộc và để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học cho lớp lớp hậu duệ mãi mãi về sau.