Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Với bao tên làng, tên người đã đi vào lịch sử. Bến Tam Soa nơi hợp lưu của 2 con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu tạo nên con Sông La xanh trong thơ mộng. Bao con người sinh ra từ mảnh đất này đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để xây dựng nên quê hương Trần Phú, để cho Đức Thọ đi vào tâm thức của muôn người trên vạn nẻo non sông.

Là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua nhiều lần phân hợp, huyện Đức Thọ hiện nay có 16 xã và Thị trấn Đức Thọ. Với diện tích tự nhiên trên 20.200 ha, dân số 104.000 người. Hiện 100% xã trong toàn huyện đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2020 Đức Thọ được Chính Phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 . 

Bến Tam Soa nơi hợp lưu 3 con sông : Sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Sông La 

Vùng đất Đức Thọ được hưởng nguồn nước, nguồn phù sa của các sông lớn và nổi tiếng nhát xứ Nghệ . Phía Bắc là sông Lam - nơi hội tụ của tấc cả các sông suối của miền Tây Bắc xứ nghệ, trung tâm của vùng đất này là Sông La và các chỉ lưu của nó là Sông Mính, sông Trúc . Phía tây nam lại được lại được sông Ngàn sâu bao bọc, che chắn . Cùng với các dòng sông là rất nhiều ngòi, hói, ao hồ, đập . Điều đặc biệt đáng nói là cả 3 mặt của vùng đất Đức Thọ đều dựa lưng vào núi và có một hướng tỏa ra là hạ lưu sông La , sông Lam và xa hơn nữa là Biển Đông. Đức Thọ có đường sắt Bắc - Nam đi qua 8 xã, thị trấn với chiều dài 15km, có 2 ga, trong đó có  ga Yên Trung là ga chính của tỉnh Hà Tĩnh. Hệ thống mạng lưới giao thông trên địa bàn đồng bộ, phù hợp với qui hoạch tổng thể của huyện và từng địa phương, Trong đó có 2 tuyến quốc lộ 8A, và 15 A, 3 tuyến tỉnh lộ là 15, 8B và tỉnh lộ 28. Có trên 800km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa theo chuẩn NTM. Đức Thọ hiện có 14 chợ, 7 tụ điểm giao lưu kinh tế ở từng vùng khác nhau . Đây chính là cầu nối vận chuyển trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền.

Kinh tế vườn được phát triển mạnh ở Đức Thọ trong những năm gần đầy 

Với điều kiện tự nhiện, vị trí đia lý, đai đai, thổ nhưỡng đã tạo cho Đức Thọ có nguồn lực kinh tế phong phú về tiềm năng và lợi thế, để từ đó có thể khai thác, phát triển nền kinh tế huyện nhà về nhiều phương diện. Đức Thọ có quĩ đất phong phú với 9.500ha đất nông nghiệp, 3200 ha đất lâm nghiệp, 884 ha đất nuôi trồng thủy sản, còn lại là các loại đất khác. Đức Thọ được chia thành 3 vùng rõ rệt đó là vùng kinh tế núi đồi và bán sơn địa Thượng Đức; vùng đất phù sa kinh tế ngoài đê và vùng đất thuần thục chuyên trồng lúa trong đê. Mỗi vùng đều có thế mạnh riêng  trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thương mại dịch vụ và du lịch.

Đức Thọ là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Thời kỳ nào cũng sản sinh ra những người tài giỏi, đức độ phục vụ đất nước, quê hương; tiêu biểu những người con người yêu nước đã đi vào lịch sử của dân tộc như: Nguyễn Biểu, Lê ninh, Lê Văn Huân, Phan Đình Phùng, Trần Phú. Những sỹ phu và nhà khoa học nổi tiếng như: Lê Bôi, Bùi Dương Lịch, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ngọc Phách.... có những làng nổi tiếng về những người đậu đạt cao như làng Đông Thái, Trung Lễ, Yên Hồ, Bùi xá .....

Người dân Đức Thọ vốn giàu lòng yêu nước, luôn hiếu học, sáng tạo và cần cù trong lao động sản xuất . Với lực lượng lao động dồi dào khoảng 57.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 48%. Các yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chính là những điều kiện cần và đủ góp phần thúc đẩy mọi mặt kinh tế- xã hội của huyện nhà ngày càng phát triển. Cơ cấu kinh tế,  nông nghiệp 19,8%, CN-XD 39,6, thương mại dịch vụ 40,6%. Thu nhập  bình quân đầu người, năm 2020 đạt 41 triệu đồng. Hộ nghèo chỉ còn 2,96%, hộ cận nghèo 5,03%.  Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2021 đạt 728 tỷ đồng.

Huyện Đức Thọ đã chú trọng thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành,  lĩnh vực và góp phần cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho đầu tư phát triển và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đã xây dựng quy hoạch tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống quy  hoạch các ngành, các địa phương, lĩnh vực quan trọng đang được xây dựng, rà soát và bổ sung, điều chỉnh;, góp phần từng  bước nâng cao hiệu  quả công tác quản lý của các cấp chính quyền, tạo điều kiện cho người dân và nhà đầu tư được tham gia vào sự phát triển chung của huyện .

Là huyện Nông nghiệp, vựa lúa của tỉnh, điểm nhấn trong công lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện đó là tích tụ ruộng đất, sản xuất cánh đồng mẫu 1 đến 2 loại giống, phát triển chăn nuôi hàng hóa. Hiện nay, đối với người dân Đức Thọ ăn no không phải là vấn đề cần quan tâm mà phải là ăn ngon,và ăn an toàn, từ đó  đã thực hiện thành công việc xây dựng cánh đồng mẫu trong mỗi vụ sản xuất, với diện tích trên 1500 ha. Trong đó chỉ cơ cấu sản xuất từ 1 – 2 giống lúa có năng suất, chất lượng cao làm hàng hóa. Với sự sáng tạo, nhanh nhạy của người nông dân , cùng với phương thức cầm tay chỉ việc của các cấp, các ngành thì những tiến bộ KHKT đã được người dân làm chủ. Cùng với đó, việc đưa cơ giới hoá vào phục vụ làm đất và thu hoạch, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng, giá trị kinh tế cao, được xem là giải pháp quan trọng thúc đẩy nông nghiệp không ngừng phát triển. Với 2800 máy móc các loại bao gồm: máy cày, máy lồng, máy gặt, máy tuốt…đảm bảo rút ngắn thời gian, đảm bảo thời vụ, giảm ngày công lao động phục vụ sản xuất mỗi năm trên 11 ngàn ha lúa, gần 3000 cây công nghiệp ngắn ngày và hàng ngàn ha rau màu các loại. Tổng sản lượng lúa hàng năm đạt 56.000 tấn; sản lượng lạc 3.550 tấn.

Đến nay, toàn huyện  đã thành lập 1527 mô hình kinh tế ; 295 doanh nghiệp, 124 HTX và 250 tổ hợp tác. Hàng năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ, đạt 14.474 tỷ đồng. .

Về Đức Thọ hôm nay, ngoài chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được xếp hạng cấp Quốc Gia và cấp Tỉnh, không khó để tìm được những mô hình kinh tế mới, nhiều khu dân cư giàu đẹp, yên bình, mang đậm bản sắc văn hóa của làng quê Việt. Đây là minh chứng cho sự chỉ đạo đúng đắn và nhất quán của các cấp ủy Đảng, chính quyền, từ chủ trương đến hành động, là sự phát huy và gắn kết nội lực trong nhân dân, đưa nhân dân trở thành chủ thể sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Nhiều địa phương đã lựa chọn phát triển chuỗi sản phẩm chủ lực để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu những xã vùng trà sơn, vùng thượng tập trung mạnh vào những mô hình trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi quy mô lớn… thì các xã ven đê và ngoài đê lại chú trọng làm giàu từ chính cánh đồng mẫu, khu vườn mẫu. Từ đó đã xuất hiện nhiều tỷ phú “chân đất”, với những vườn đồi cây có múi cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Xây dựng Nông thôn mới nhưng vẫn gữi được nét đẹp truyền thống  

Gìn giữ nét quê thanh bình nhưng lại đổi mới mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội đã tạo nên sức sống mới, diện mạo mới trên quê hương Đức Thọ hôm nay. Đến nay, toàn huyện  đã thành lập 1527 mô hình kinh tế ; 295 doanh nghiệp, 124 HTX và 250 tổ hợp tác .  Hàng năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ, đạt 14.474 tỷ đồng. 

Hạ tầng các cụm CN-TTCN, làng nghề truyền thống Thái Yên, Trường Sơn… ngày càng được mở rộng. Đến nay, Đức Thọ đã có 11 sản phẩm OCOP , trong đó có 01 sản phẩm đạt 4 sao, 10 sản phẩm đạt 3 sao.

 Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Hàn Quốc ( tại xã Tùng ảnh ) giải quyết hàng nghìn lao động có việc làm 

Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu trên địa bàn đang được ưu tiên phát triển, trong năm 2019, với 3 dự án thu hút đã góp phần “lấp’’ đầy cụm công nghiệp (CCN) huyện tạo việc làm và tăng thu ngân sách cho địa phương. Trong đó Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Hàn Quốc được đầu tư quy mô lớn, với trên 200 tỷ đồng, tương đương 6 triệu USD, trên diện tích 60.000m2, tại Cụm công nghiệp – TTCN tập trung thuộc địa bàn xã Tùng Ảnh. Dự án Nhà máy sản xuất bao bì xi măng xuất khẩu của Công ty CP bao bì Sông La xanh được xây dựng trên diện tích 1,28 ha, với tổng mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng. Dự án trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Viết Hải với tổng mức đầu tư 94,6 tỷ đồng. Cả 3 dự án này đã đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn và các huyện lân cận, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Thọ Tường bắc qua sông La, với tổng vốn thực hiện là 215 tỷ đồng. Công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân đôi bờ sông La và khu vực phụ cận của 2 tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An trong việc giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.

Mô hình trồng dư lưới trong nhà Màng ở xã Yên Hồ ( ảnh tư liệu )

Vùng Thượng Đức- Trà sơn của huyện Đức thọ có tổng diện tích tự nhiện là 10.475 ha , đã đưa vào khai thác và sử dụng hơn 80% . đây là vùng có lợi thế diện tích đất rộng lớn, mật độ dân số thấp thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp,  phát triển cây ăn quả như cam , chanh, hồng, chuối, Thanh Long và mô hình trang chăn nuôi qui mô lớn .

 Vùng lúa bao gồm các xã Lâm Trung Thủy, Thanh Bình Thịnh, Yên Hồ, Bùi La Nhân,  Với tổng diện tích tự nhiên là 4.650ha , vùng này có đất đai phì nhiêu màu mỡ , trình độ thâm canh của người dân cao, hệ thống kênh mương, thủy lợi, giao thông nội đồng đã cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất. Đây là vùng thuận lợi cho sản xuất các giống lúa chất lượng cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Đặc biệt là phát triển các ngành nghề truyền thống như làm mộc ở Thanh Bình Thịnh,  Nấu rượu ở Đức Lâm, Đức thanh ( cũ ). 

Vùng ngoài đê nằm ở phía đông bắc của huyện , với tổng diện tích tự nhiên là 3.580ha , hàng năm chịu ảnh hưởng của các đợt mưa lũ. Đây là vùng có đất đai phù sa màu mỡ, người dân có trình độ thâm canh cao thích hợp cho  phát triển các sản phẩm chủ lực như cây lạc, nuôi bò, gà.

Một góc Thị trấn Đức Thọ

Vùng Thị trấn và ven Thị Trấn gồm Tùng Ảnh và Thị trấn Đức Thọ, có tổng diện tích tự nhiên là 1.540 ha . Nằm ở trung tâm của huyện nên có lợi thế đề phát triển trồng hoa, rau sạch và ngành nghề dịch vụ khác . Trong vùng có 40 hộ sản xuất bún, bánh với lượng tiêu thu 2,8 tấn gạo/ ngày cung cấp sản phẩm cho các chợ. Đây là các ngành nghề cần có sư đầu tư thích hợp để liên kết mở rộng vùng sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ sản xuất, có thương hiệu và tính cạnh tranh cao

Khu mộ đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ( tại xã Tùng ảnh )

Đức Thọ còn được biết đến là nơi có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều phong cảnh đẹp, lại có các di tích lịch sử văn hoá lâu đời, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách đến du lịch và tham quan. hiện trên địa bàn huyện có 94 di tích, trong đó có 14 di tích được xếp hạng, tiêu biểu như di tích văn hoá Nguyễn Biểu, mộ Phan Đình Phùng, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật gồm các đình, chùa, đền, miếu, tiêu biểu là chùa Am, Phượng Thành. Nhóm di tích cách mạng tiêu biểu như khu mộ và nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trần Phú, các nhóm di tích kết hợp với môi trường sinh thái thiên nhiên hiện có của huyện sẽ tạo thành một tour du lịch tâm linh - sinh thái từ Thị trấn Đức Thọ đến chùa Am, Phượng Thành - khu mộ Phan Đình Phùng, khu lưu niệm và khu mộ Trần Phú trở về bến Tam Soa, rồi xuôi dọc sông La. Tour du lịch tâm linh sinh thái này hiện đang được khảo sát, quy hoạch, để lập dự án khả thi. Tiềm năng du lịch tự nhiên kết hợp với du lịch nhân văn sẽ tạo ra một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới, trong mối quan hệ liên doanh, liên kết với các trung tâm du lịch lớn của vùng và của tỉnh.

Trường Tiểu học Thị trấn Đức Thọ qua góc máy filicam

Để phát huy tiềm năng lợi thế và thu hút đầu tư vào địa bàn, thời gian qua huyện Đức thọ đã ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Thời gian tới, Đức Thọ tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách của Trung ương, của tỉnh và huyện về thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp, tiếp tục ban hành một số chính sách khuyến khích xúc tiến đầu tư . đặc biệt huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và tiêu thu sản phẩm. đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.  trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên từng vùng kinh tế, đó là vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn, thức ăn chăn nuôi gia súc, vùng sản xuất lúa giống,, nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp  tại các vùng trọng điểm lúa; dự án chăn nuôi bò thịt, bò giống chất lượng cao ở các xã An Dũng, Tân Hương và Đức Lạng;ở Lĩnh vực CN-TTCN là các dự án đầu tư sản xuất tại cụm CN-TTCN Yên Trung, Thanh Bình Thinh và xã Trường Sơn ; nhà máy chế biển sản phảm gỗ xuất khẩu tại xã Tùng ảnh; nhà máy sản xuất gạch không nung tại cụm CN yên Trung ; Về lĩnh vực thương mại dịch vụ- du lịch là các dự án đầu tư tại trung tâm thương mại, siêu thi, khu giải trí, khách sạn tại Thị trấn Đức thọ; du lịch nhà thờ Phan đình Phùng- chùa Am- khu mô cố tổng bí thư Trần Phú- Bến tam Soa ; khu du lịch , nhà hàng trên sông La ở Tùng ảnh, Thị trấn Đức thọ ; Lĩnh vực giao thông, vận tải và hạ tầng là các dự án đầu tư vào trung tâm dịch vụ vận chuyển, lưu kho hàng hóa, sản phẩm, đặt điểm dịch vụ logistics ; nâng cấp bến bãi, kho vận tại ga Yên trung ; cầu đường bộ qua Sông La nối Đức thọ đi thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An ; hệ thống các nhà máy nước ở các xã .

Tuy nhiên là một huyện nông nghiệp , ngoài cây lúa đã được thâm canh một bước, các loại cây công nghiệp, cây rau quả, các giống gia súc, gia cầm lai tạo, các hình thức kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản đều đã hình thành và có bước phát triển, nhưng vẫn chưa tạo ra được một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phong phú .

Sông La đón bình minh 

 Đức Thọ vốn nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống, sản xuất bún, bánh, rượu  tuy nhiên qui mô vẫn còn nhỏ, chưa được đầu tư vào trí tuệ và vốn liếng để tạo nên những cơ sở sản xuất lớn, những làng nghề hiện đại , tiến tới một nền thủ công nghiệp- tiểu công nghiệp thịnh vượng, xứng với tiềm năng. Đức Thọ lại là một vùng sông núi hữu tình, nhiều thắng cảnh, danh lam, nhiều di tích lịch sử, văn hóa có tiềm năng du lịch không nhỏ, nhưng chưa được đầu tư khác thác hiệu quả . Đây chính là những cơ hội rất lớn để các nhà đầu tư nghiên cứu và khai thác.

      Ai về Đức Thọ thì về

        Nước trong, gạo trắng, dễ bề làm ăn

Câu ca không chỉ phản ánh đơn thuần về đời sống, văn hóa mà được chắt lọc từ các yếu tố thuận lợi về ruộng đồng, sông nước của Đức Thọ vùng quê cách mạng, một miền đất hứa hẹn nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển và là một môi trường thực sự an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư khi đến với quê hương Đức Thọ ./.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.453.425
    Trong năm: 1.315.446
    Trong tháng: 100.289
    Trong tuần: 22.729
    Trong ngày: 2.657
    Online: 22