Thứ 4 Ngày 8/1/2025, 11:20:41 PM

Xác định thu hút đầu tư là “đòn bẩy” quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Đức Thọ đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn huyện, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư tại cụm công nghiệp Thái Yên, xã Thanh Bình Thịnh.

Cụm công nghiệp Thái Yên tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ là dự án do Công ty CP Đầu tư IDI làm chủ đầu tư, theo Quyết định 2596 ngày 19/9/2016 của UBND tỉnh. Dự án có quy mô gần 16 ha với tổng mức đầu tư hơn 148 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 thực hiện trên diện tích 11,3 ha, với tổng kinh phí 100 tỷ đồng. Hiện nay, Chủ đầu tư đang thực hiện giai đoạn 2, các hạng mục chính của Dự án đã hoàn thành, có 117 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nghề mộc đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy gần 65%.

Cụm CCN Thái Yên hiện có 117 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nghề mộc đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy gần 65%. Đây cũng là mô hình kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp, gắn với phát triển làng nghề truyền thống.

Anh Nguyễn Cao Kỳ, Chủ cơ sở sản xuất SX đồ gỗ Kỳ Đoan, xã Thanh Bình Thịnh cho hay: “Gia đình tôi trước đây sản xuất kinh doanh nghề mộc nhỏ lẻ tại nhà. Sau thời gian chuyển ra sản xuất, kinh doanh tại cụm công nghiệp Thái Yên, gia đình mở rộng quy mô, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất. Tại cụm công nghiệp có hệ thống giao thông thuận tiện, hệ thống dẫn thải, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường, gia đình tôi cảm thấy yên tâm hơn khi sản xuất, kinh doanh tại đây”.

Xác định cụm công nghiệp Thái Yên có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt trong quá trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã Thanh Bình Thịnh luôn quan tâm triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động. Từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho Nhân dân, góp phần quan trọng tăng thu ngân sách cho địa phương.

“Với mong muốn đưa cụm công nghiệp Thái Yên trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh đồ gỗ của vùng Bắc Trung Bộ, nơi giới thiệu sản phẩm các làng nghề trên địa bàn. Để thực hiện được mục tiêu đó, chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiếp tục nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược giải pháp, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu và thay đổi tư duy sản xuất. Chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất”. Ông Đoàn Ngọc Hường Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh cho biết.

Xác định thu hút các dòng vốn đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX, nhiệm kỳ  2020-2025 , huyện Đức Thọ đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và lãnh đạo chỉ đạo thực hiện. Trong đó, chú trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn, trọng tâm là phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tạo sự liên kết giữa khu vực nông thôn và đô thị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho quảng bá, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh của huyện. Tập trung xây dựng đề án, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Đề án về thực hiện ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống... 

Cụm Công nghiệp huyện Đức Thọ được xây dựng với diện tích 53,6 ha, tổng mức đầu tư 290 tỷ đồng.

Tại khu vực bám QL 8, thuộc địa bàn xã Tùng Ảnh và thị trấn Đức Thọ, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp huyện Đức Thọ cũng đã được quy hoạch, triển khai xây dựng, với diện tích 53,6 ha, tổng mức đầu tư 290 tỷ đồng. Hiện đã thu hút các dự án vào đầu tư như: Nhà máy May mặc xuất khẩu Appritech Hàn Quốc, Nhà máy Bê tông thương phẩm và cấu kiện đúc sẵn Viết Hải, Nhà máy Bao bì Sông La Xanh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp huyện, huyện Đức Thọ đã thực hiện quy hoạch chi tiết, đánh giá tác động môi trường, đảm bảo cơ sở hạ tầng,  làm tốt công tác đền bù bồi thường giải phóng mắt bằng. Chỉ đạo các địa phương, tổ chức đoàn thể, phối hợp với các nhà đầu tư tuyên truyền chính sách thu hút trong việc tuyển dụng lao động.

Công ty CP Bao bì Sông La Xanh tại cụm CCN huyện Đức Thọ.

Sự tham gia của Công ty, doanh nghiệp, với  ngành nghề  đa dạng, quy mô sản xuất lớn, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đã mang đến diện mạo công nghiệp mới trên địa bàn, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 3.000 lao động, trong đó chủ yếu là con em địa phương, với mức lương từ 5 -11 triệu đồng/người/tháng. Lao động được các đơn vị hỗ trợ đóng nộp bảo hiểm, phúc lợi đầy đủ, để người lao động yên tâm làm việc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của huyện.

“Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào cụm công nghiệp huyện, HTX Bê tông Viết Hải đã đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện máy móc, đi vào sản xuất hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho 50-60 lao động, với thu nhập bình quân từ 10-15 triệu đồng./tháng. Các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động đều được đảm bảo”. Anh Trần Đình Hùng,Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự , HTX Bê tông Viết Hải cho biết.

Công ty May mặc xuất khẩu Appritech Hàn Quốc.

Bên cạnh cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, với phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, huyện  Đức Thọ đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính  đảm bảo công khai, minh bạch các hồ sơ, thủ tục hành chính, gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; duy trì gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm trợ giúp pháp lý, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Nhờ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, trên địa bàn huyện Đức Thọ có 05 cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, mở rộng. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 1.047 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.820 tỷ đồng. Một số dự án lớn hiện đã và đang được triển khai như: Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Đức Thọ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 20250; Quy hoạch chung đô thị mới Tam Đồng và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2035.

Với phương châm rộng cửa đón nhà đầu tư, huyện luôn nêu cao tinh thần cầu thị, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở. Tuy nhiên, khi kêu gọi doanh nghiệp vào CNN sẽ có sự sàng lọc, đó là lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực thực sự, để đầu tư hoạt động có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương”.Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ.

Với những giải pháp tích cực, huyện Đức Thọ đang nỗ lực xây dựng huyện trở thành điểm đến cho nhiều doanh nghiệp đầu tư, hợp tác cùng phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: 0, trung bình: 0.00



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    VỀ ĐỨC THỌ QUÊ MÌNH - THÙY DUNG
      00:00           
    00:00
     
    00:00
             
     
     
    • VỀ ĐỨC THỌ QUÊ MÌNH - THÙY DUNGVỀ ĐỨC THỌ QUÊ MÌNH - THÙY DUNG
    • 10 Dấu ấn nổi bật năm 2019 do TTVH - TT huyện lựa chọn.10 Dấu ấn nổi bật năm 2019 do TTVH - TT huyện lựa chọn.
    • Thu nhập cao từ vườn mẫuThu nhập cao từ vườn mẫu
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.444.331
    Trong năm: 1.323.074
    Trong tháng: 101.442
    Trong tuần: 23.081
    Trong ngày: 600
    Online: 32