Xác định công tác đào tạo nghề là “chìa khoá” hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Những năm qua, các lớp dạy nghề được triển khai trên địa bàn huyện Đức Thọ đã giúp nhiều hộ khó khăn nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Chị Dư Thị Mỹ Phương, thôn Phúc Xá, xã Hòa Lạc là một trong những hộ gặp hoàn cảnh khó khăn. Năm 2023, chị được tham gia lớp đào tạo nghề may công nghiệp do Trung tâm GDNN-GDTX tổ chức. Sau 3 tháng học tập, đến nay, chị đã có thể tự mở tiệm sửa chữa quần áo tại nhà, tạo thu nhập cho gia đình.

Nhờ tham gia lớp đào tạo nghề, giờ đây chị Dư Thị Mỹ Phương có thể mở tiệm sửa chữa quần áo tại nhà, giúp nâng cao thu nhập gia đình.

"Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân tôi không có việc làm ổn định. Năm ngoái, Nhờ sự quan tâm hỗ trợ 50 triệu đồng của Hội LHPN xã, gia đình cũng đã làm được ngôi nhà để ở và cho tôi tham gia lớp đào tạo nghề may công nghiệp. Quá trình học tập, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên đến nay tôi có thể may thành thạo và mở tiệm sửa chữa ở nhà, có thể vừa trông con, vừa có thêm thu nhập” Chị Dư Thị Mỹ Phương cho biết.

Còn với chị Lê Thị Thành Huế, thôn Trại Trắn, xã Hòa Lạc, mặc dù đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ nấu ăn. Nhưng 2 năm trước, chị và nhiều thành viên trong tổ hợp tác nấu ăn do chị làm chủ vẫn tiếp cận lớp dạy nghề kỹ thuật chế biến món ăn để nâng cao tay nghề, đồng thời giúp đỡ, kết nạp thêm hội viên có hoàn cảnh khó khăn cùng tham gia tổ hợp tác, ổn định đời sống.

Chị Lê Thị Thành Huế chia sẻ: “Sau khi tham gia khóa đào tạo nghề nấu ăn, đến nay tổ hợp tác của tôi có 18 thành viên, các chị em đều có tay nghề cao hơn, biết thêm được nhiều kỹ thuật chế biến món ăn, đơn hàng thường xuyên nên ai cũng có thêm thu nhập”.

Ông Trần Văn Điền – Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc cho biết: “ Hiện nay, UBND xã đang phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện tiếp tục tổ chức thêm Lớp đào tạo nghề chế biến món ăn với 35 học viên theo học, đây đều là các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, … Công tác đào tạo nghề luôn được địa phương chú trọng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảm nghèo trong những tháng cuối năm 2024”.

Không chỉ ở Hòa Lạc, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Phòng LĐ-TBXH huyện đã phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện và các xã, thị trấn tổ chức nhiều lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm cho các hộ nghèo, cận nghèo rất hiệu quả.

Khai giảng lớp nghề chăn nuôi gà ở xã Tùng Châu tháng 8/2024

 “Xác định công tác đào tạo nghề là “chìa khoá” hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, phòng LĐTB&XH huyện Đức Thọ đã triển khai nhiều lớp đào tạo chuyên sâu về các ngành nghề như: May công nghiệp, chăn nuôi gà, chế biến món ăn, điện dân dụng... cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn trên địa bàn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai nhiều hoạt động, hỗ trợ người dân tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu lao động, tạo việc làm. Phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 78,5%, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao”; Ông Nghiêm Hoàng Tuấn, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện Đức Thọ cho biết.

Với các giải pháp được thực hiện quyết liệt, đồng bộ trong đào tạo nghề, sẽ giúp nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm, giúp người dân tích cực tăng gia sản xuất, lao động,  nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.504.207
    Trong năm: 1.287.348
    Trong tháng: 110.398
    Trong tuần: 24.306
    Trong ngày: 713
    Online: 35