Trong 2 năm qua, nhiều nông dân ở thôn Tân Tiến, xã An Dũng đã chuyển đổi nhiều diện tích trồng cây ngắn ngày hiệu quả thấp, sang trồng dâu nuôi tằm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo trên địa bàn.

Vườn dâu 6 sào của gia đình anh Lê Viết Bình, thôn Tân Tiến, xã An Dũng

Trước đây, toàn bộ diện tích vườn của gia đình anh Lê Viết Bình, thôn Tân Tiến chỉ trồng các loại cây ngắn ngày, sau khi tìm hiểu và được tham quan mô hình nuôi tằm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, anh quyết định chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm. Mỗi năm gia đình anh nuôi khoảng 10 lứa tằm, thu hoạch gần 70 tạ kén, với giá bán 1kg từ 170 đến 180 ngàn đồng, mỗi năm trừ chi phí còn lãi 120.000 triệu đồng.

Anh Lê Viết Bình có thu nhập khá từ trồng dâu, nuôi tằm và hiện đang tiếp tục nhân rộng diện tích vườn dâu.

Anh Bình cho biết: Qua gần 2 năm trồng dâu, nuôi tằm, tôi nhận thấy lợi nhuận của mô hình này khá cao với chi phí đầu tư thấp, xoay vòng vốn nhanh và thị trường tương đối ổn định. Tôi nuôi nuôi 1 hộp tằm trong 15 ngày lợi nhuận không dưới 10 triệu đồng, thích ứng với câu nói “nuôi heo cả năm, bằng nuôi tằm một lứa.

Trồng dâu nuôi tằm đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình 

Còn gia đình chị Phan Thị Hằng, điều kiện kinh tế trước đây cũng rất khó khăn. Từ khi chuyển đổi 5 sào ruộng trồng cây ngắn ngày cho năng suất thấp, sang trồng dâu nuôi tằm, đời sống của gia đình chị đã được cải thiện rõ rệt. Chị Hằng cho hay: Con tằm nuôi cũng không có thuốc thang gì hết nên rất yên tâm về sức khỏe, không phải lo. Mình cần giống lúc nào thì họ đưa đến lúc đó, rồi đến khi có kén thì họ lại đến mua. Nói chung nghề trồng dâu nuôi tằm phù hợp với gia đình và mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Mô hình nuôi tằm mở ra nhiều cơ hội giảm nghèo bền vững cho người dân An Dũng.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành và phát triển với quy mô nhỏ lẻ tại xã An Dũng nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bà con nông dân đã chủ động được nguồn giống, đầu ra với giá thành ổn định. Hội nông dân xã An Dũng đã vận động các hộ thành lập Tổ hợp tác liên kết trồng dâu, nuôi tằm. Bên cạnh việc cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật canh tác để phát triển diện tích dâu nguyên liệu, Tổ hợp tác cũng đã chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm kén tằm. Hiện tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm  xã An Dũng có gần 30 thành viên, trong đó 10 thành viên đã có thu nhập từ trồng dâu, nuôi tằm lấy kén.

Thành phẩm kén tằm sau khi nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội nông dân xã An Dũng cho biết: Với giá giống tằm và giá kén như hiện nay, trồng dâu, nuôi tằm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, bình quân mỗi ngày, người nuôi tằm thu nhập khoảng 300 đến 400 ngàn đồng. Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tham mưu với UBND xã hỗ trợ các thành viên về vốn và kỷ thuật, từng bước nâng cao hiệu quả của nghề này, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng diện tích để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã.

Khi tham gia Tổ hợp tác liên kết trồng dâu nuôi tằm, các thành viên THT được bao tiêu sản phẩm kén tằm

An Dũng là một trong những địa phương của huyện Đức Thọ triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đặc biệt, khuyến khích nông dân chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, là một trong những chương trình đang phát huy hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nông dân giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.275.262
    Trong năm: 1.328.504
    Trong tháng: 177.397
    Trong tuần: 45.230
    Trong ngày: 3.735
    Online: 311