Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại huyện Đức Thọ được triển khai bài bản đảm bảo các nội dung yêu cầu đặt ra.

Chiều 21/12, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”.Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn chủ trì buổi làm việc.

Các đại biểu tham gia buổi làm việc.

Giai đoạn 2019-2021, huyện Đức Thọ thực hiện sắp xếp 21 ĐVHC cấp xã để hình thành 9 ĐVHC cấp xã, giảm 12 ĐVHC cấp xã. Cụ thể: sắp xếp các xã: Đức Lâm, Đức Trung, Đức Thủy thành xã Lâm Trung Thủy; Đức Thanh, Thái Yên, Đức Thịnh thành xã Thanh Bình Thịnh; Đức La, Đức Nhân, Bùi Xá thành xã Bùi La Nhân; Đức An, Đức Dũng thành xã An Dũng; Đức Châu, Đức Tùng thành xã Tùng Châu; Đức Quang, Đức Vĩnh thành xã Quang Vĩnh, Đức Hòa, Đức Lạc thành xã Hòa Lạc; Đức Long, Đức Lập thành xã Long Lập sáp nhập xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Hoàng Xuân Hùng báo cáo kết quả việc sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn.

Sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2019 – 2021, toàn huyện có 16 xã, thị trấn, tuy nhiên vẫn chưa đạt 100% quy mô về dân số và diện tích theo quy định, trong có có 2 cặp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy định là (xã Quang Vĩnh và Tùng Châu).

Đức Thọ sáp nhập 8 trường mầm non thành 4 trường; 21 trạm y tế thành 9 trạm và sáp nhập Trung tâm Y tế dự phòng huyện với Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành Trung tâm Y tế huyện.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã  đã cơ bản phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho rằng: hiện địa phương còn gặp 2 vấn đề khó khăn lớn nhất là về con người và cơ sở vật chất chưa được sử dụng . Đề nghị tỉnh cho  liên thông trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã, huyện để giải quyết tình trạng dôi dư..

Bên cạnh việc đề cập tới hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế sau khi sáp nhập như: sáp nhập cùng một lúc nhiều xã và đồng thời thực hiện chính sách tinh giản biên chế dẫn đến số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư lớn. Việc xử lý một số cơ sở vật chất sau sáp nhập còn gặp nhiều khó khăn…Một số đơn vị sau sáp nhập có diện tích và dân số lớn nên công tác tham mưu quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực như tài nguyên môi trường, thống kê, văn hóa, xã hội gặp nhiều khó khăn.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cho rằng việc sáp nhập lớn đồng nghĩa với việc dôi dư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn con người, do đó phải có phương án, lộ trình trong xử lý các vấn đề này một cách bài bản, khoa học và hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ cán bộ dôi dư này.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá: huyện Đức Thọ triển khai bài bản, nghiêm túc việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.

Dù số lượng ĐHVC cấp xã phải sáp nhập lớn nhất tỉnh nhưng sau khi sáp nhập đã ổn định được tình hình, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân để từ đó, phát triển KT-XH được tốt hơn; đội ngũ cán bộ sau sáp nhập dù giảm về số lượng nhưng nâng cao chất lượng; việc thực hiện công vụ trở nên khách quan hơn.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu tại buổi làm việc.

Tuy nhiên, sau sáp nhập, nhiều xã có địa bàn rộng đã gây không ít khó khăn trong sinh hoạt của các hệ thống chính trị; công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết đội ngũ cán bộ dôi dư còn gặp nhiều khó khăn...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, địa phương cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất trụ sở làm việc, trường học, trạm xá sau sáp nhập.tránh tình trạng lãng phí. Đặc biệt, huyện cần chủ động các phương án để chuẩn bị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2 (2022-2026).

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh lưu ý huyện cần đánh giá cán bộ chi tiết hơn, có số liệu cụ thể, rõ ràng để làm căn cứ xây dựng giải pháp giải quyết đối với cán bộ dôi dư.

Đối với các kiến nghị và những nội dung huyện thông tin, đoàn giám sát sẽ tổng hợp và báo cáo đầy đủ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.382.470
    Trong năm: 1.357.306
    Trong tháng: 120.033
    Trong tuần: 22.541
    Trong ngày: 1.059
    Online: 64