Để góp phần bảo vệ môi trường, xã Thanh Bình Thịnh đã hướng dẫn các hộ gia đình lựa chọn mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích các hộ dân xây dựng bể xử lý theo hướng tuần hoàn, tái sử dụng, hạn chế nước thải phát sinh ra môi trường.


Bước đầu mô hình đã đưa lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân. Thôn Thanh Trung là đơn vị điển hình.

Khi có chủ trương, người dân thôn Thanh Trung  đã tích cực hưởng ứng xây dựng hố xử lý nước thải sinh hoạt. Qua thực tế cho thấy, từ khi các hố xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng, các mương thoát nước trong thôn Thanh Trung không còn bị ô nhiễm, nước thải còn tái sử dụng được để phục vụ tưới cho cây trồng.


Thực tế tại tất cả các khu dân cư trên địa bàn thôn Thanh Trung hầu như chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Do đó, phần lớn nước thải của các hộ dân chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường, qua hệ thống rãnh thoát nước dọc theo đường làng, ngõ xóm, sau đó ra các kênh mương, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường.

Thôn Thanh Trung  đã có 14 hộ dân xây bể lắng lọng tại hộ gia đình và 120 hộ xây dựng bể tập trung.

Với phương châm tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu” và các cán bộ, đảng viên làm trước, từ đó để nhân dân làm theo. Đến nay, thôn Thanh Trung đã có 14 hộ dân xây bể lắng lọng tại hộ gia đình, và 120 hộ xây dựng bể tập trung.

Nước thải ra từ bể được tái sử dụng để tưới cây

Ông Trần Văn Phúc, Bí thư chi bộ thôn Thanh Trung, xã Thanh Bình Thịnh cho biết: Để vận động các hộ dân xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, chúng tôi kiên trì đến tận hộ tuyên truyền, vận động và chọn 2 đến 3 gia đình làm điểm, sau khi cho thấy hiệu quả, người dân thôn chúng tôi  bắt đầu vào cuộc, đến nay, toàn thôn đã có 14 hộ dân xây bể lắng lọng tại hộ gia đình và 120 hộ xây dựng bể tập trung.

 Mỗi bể xử lý nước thải tại hộ gia đình có chi phí từ 1,3 đến 1,3 triệu đồng.

Được biết mỗi bể lắng lọc được đầu tư xây dựng từ 1,1 - 1,3 triệu đồng, trong đó, huyện và xã hỗ trợ 1 triệu đồng, đối với bể xử lý tập trung từ 10 đến 50 hộ, có chi phí đầu tư  từ 5 - 7 triệu đồng, thì được hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng/bể. Bể xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình được thiết kế đơn giản, kết hợp bổ sung chế phẩm sinh học để phân hủy nhanh chất hữu cơ, đạm và một số vi khuẩn có hại. Sau khi nước được xử lý, sẽ chảy sang bể lắng, để ngưng tụ lại, và tiếp tục phân hủy trước khi thải ra môi trường, hoặc tái sử dụng để tưới cây.

Bước đầu mô hình xây dựng hố xử lý nước thải sinh hoạt  đã phát huy tối đa hiệu quả, thu hút đông đảo các hộ dân tham gia thực hiện, đến nay, toàn xã Thanh Bình Thịnh đã có 1.300 hộ sử dụng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Thanh Bình Thịnh cho biết: Bước đầu triển khai, người dân chưa mặn mà với mô hình này. Tuy nhiên, sau khi tuyên truyền, vận động và có chế tài hỗ trợ và mô hình có hiệu quả rõ rệt nên người dân mới tin dùng. Hiện chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền, vận động để nhân rộng mô hình xử lý nước thải, rác thải trong khu dân cư và bài toán về rác thải, nước thải sinh hoạt ở xã Thanh Bình Thịnh được hóa giải.

Với những kết quả bước đầu cho thấy, mô hình thu gom, xử lý nước thải này không chỉ mang lại hiệu quả về xử lý nước thải mà là điều cần thiết để bảo vệ môi sinh, môi trường, góp phần xây dựng xã Thanh Bình Thịnh đạt chuẩn NTM nâng cao../.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.508.709
    Trong năm: 1.285.448
    Trong tháng: 109.144
    Trong tuần: 22.082
    Trong ngày: 38
    Online: 31