Những năm gần đây, nhiều hội viên hội nông dân ở huyện Đức Thọ đầu tư phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi ốc bươu đen, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình của anh Trần Song Anh, ( SN 1985) ở thôn Thọ Ninh, xã Liên Minh, huyện Đức Thọ là một điển hình.

Bằng nghị lực, và quyết tâm cao, anh Trần Song Anh đã biến đồng ruộng ngập nước, kém hiệu quả, thành trang trại nuôi ốc bươu đen cho thu nhập cao.         

Trước khi đến với nghề nuôi ốc bươu đen, anh Trần Song Anh đã có gần 5 năm sản xuất than không khói xuất khẩu, nhưng điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nên hiệu quả sản xuất không cao. Trăn trở tìm hướng phát triển, anh lên mạng internet tìm hiểu các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt là các mô hình chuyển đổi sản xuất khai thác tiềm năng ruộng đất sẵn có. 

       Anh Trần Song Anh cho biết:  nhận thấy ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen) ngoài đồng, trong ao ngày càng hiếm, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ ốc nhồi ngày càng cao. Không những vậy, đây là loài phát triển rất nhanh, có sức đề kháng tốt, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đồng ruộng ở địa phương.

Năm 2018, anh nhận thầu 2,3 ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả của xã Liên Minh cải tạo để nuôi ốc bươu đen. Ban đầu, anh nuôi 10 vạn con. Quá trình nuôi anh tích cực lên mạng Internet, đọc sách để tìm hiểu kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm. Song song với đó, anh ghi chép cẩn thận các giai đoạn phát triển của con ốc, các loại thức ăn phù hợp. Khi vững kiến thức, làm chủ quy trình kỷ thuật, anh mạnh dạn đầu tư gần 800 triệu đồng, đào 11 ao nuôi, 3 bể ươm giống, bể sinh sản, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng để ấp trứng ốc...Đồng thời thả nuôi hơn 70 vạn con giống, với mật độ 100 con/1m2.  Anh Anh cho biết:  Điều quan trọng là phải nắm vững các yếu tố kỹ thuật tạo cho ốc môi trường sống khỏe, không nhiễm ký sinh. Và điều quan trọng là phải hiểu rõ thị trường để chọn 1 hướng đi khác biệt, không trùng lặp.

Điều đặc biệt từ mô hình nuôi ốc bươu đen của anh, chính là tạo cho ốc một môi trường sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên. Thức ăn của ốc cũng là những loại quen thuộc, dễ tìm như: môn nước, rau cỏ mọc tự nhiên xung quanh các ao hồ, bờ ruộng, không dùng đến các loại thức ăn công nghiệp, nên đảm bảo chất lượng vốn có của loài ốc này. Ốc thả nuôi từ 5 - 6 tháng có thể thu hoạch.

Hiện ốc bươu đen đang được thị trường ưa chuộng, ốc thương phẩm có giá từ 80 đến 100 nghìn đồng/1kg, ốc con có giá 5 triệu đồng/1kg, ốc giống bố, mẹ từ 180 đến 200 nghìn đồng/1kg. Trừ chi phí thuê nhân công, thức ăn cho ốc, còn lãi ròng trên 400 triệu đồng/năm. Chị Kiều Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội nông dân xã Liên Minh cho biết: “mô hình nuôi ốc bươu đen là một mô hình mới và anh Anh được xem là người thành công trong thực hiện mô hình này tại địa phương. Nhìn thấy hiệu quả từ mô hình đem lại nên một số hộ dân cũng bắt đầu áp dụng nhân rộng. Về phía hội nông dân, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để mô hình này được duy trì và phát huy hiệu quả trong thời gian tới một cách tốt nhất”. Với phương châm “Cùng hợp tác, cùng phát triển”, anh Trần Song Anh chuyển giao lại toàn bộ kỹ thuật nuôi ốc nhồi cho khách hàng mua ốc giống một cách tận tình. Hiện đã có nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến học hỏi, phát triển mô hình nuôi ốc nhồi của anh. Hiện nay, anh đang liên kết bao tiêu sản phẩm cho 18 trang trại và 26 hộ dân của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình. Anh đang tiếp tục mở rộng thêm 3 ao nuôi trên 3000 m2. Hội nông dân huyện, Phòng NN và PTNT huyện đang đồng hành với anh để xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Anh Ngô Ngọc Hân, Chủ tịch Hội nông dân huyện Đức Thọ ( người mặc áo sọc ) cho hay: Hiện nay, Hội nông dân huyện, Phòng NN và PTNT huyện đang đồng hành với anh để xây dựng và mở rộng thương hiệu theo hướng bền vững. Đồng thời hỗ trợ anh Trần Song Anh thành lập Công ty TNHH Anh Xuân Hà Tĩnh để tư vấn kỹ thuật và thu mua sản phẩm.

Dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, thức ăn dễ kiếm, ít dịch bệnh, nên mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình anh Trần Song Anh, thực sự mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị kinh tế cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đức Thọ.

                                                                             Nam Thắng – Ngọc Luyến  


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.431.427
    Trong năm: 1.332.939
    Trong tháng: 104.240
    Trong tuần: 25.910
    Trong ngày: 680
    Online: 14