Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần, Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người Việt Nam và hương vị đặc trưng của bánh chưng Đức Thọ gói trọn vị quê hương, đã góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống trong dịp tết.

Những ngày này, tại làng Khóng (Thị trấn Đức Thọ) các hộ gia đình làm nghề bánh chưng truyền thống, đang tất bật gói những chiếc bánh thơm ngon, phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Cơ sở sản xuất bánh chưng xanh Hảo Trạch là một trong những hộ có truyền thống làm nghề bánh chưng ở làng Khóng, Thị trấn Đức Thọ.  Bình thường, cơ sở sản xuất từ 150-200 chiếc bánh chưng mỗi ngày, thì  bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 29 tháng chạp âm lịch, cơ sở Hảo Trạch phải huy động hết nhân lực, thuê thêm nhân công, nhất là năm nay sản phẩm bánh chưng xanh Hảo Trạch vừa được chứng nhận đạt Ocop 3 sao cấp tỉnh, nên số lượng khách hàng đặt bánh cao gấp nhiều lần so với mọi năm.

Cơ sở  bánh chưng xanh Hảo Trạch đang tất bật gói những chiếc bánh thơm ngon phục vụ nhu câu khách hàng trong và ngoài tỉnh dịp Tết.

Với trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề làm bánh chưng,  Chị Hảo cho biết: “ Để làm một chiếc bánh chưng ngon, người làm phải tính toán lượng gạo, đậu, thịt cho cân đối. Đơn hàng dù nhiều hay ít vẫn phải đặt chất lượng sản phẩm  lên hàng đầu, quy trình của từng chiếc bánh vẫn phải  được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là ở khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu. Năm nay, bánh chưng xanh Hảo Trạch đã đạt Ocop 3 sao cấp tỉnh vì vậy việc giữ gìn thương hiệu càng được cơ sở chú trọng”.

Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp âm lịch, các gia đình đã chọn, sắp xếp lá dong chuẩn bị để làm bánh chưng ngày tết.

Không cần đến khuôn, với đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt của những người thợ lành nghề, tạo ra những chiếc bánh chưng chắc chắn, vuông vắn, sắc cạnh và đều tăm tắp.

Dịp tết Nguyên đán này, dự kiến làng nghề  bánh chưng Đức Thọ sẽ  cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 150.000 cái. Với giá bán từ 25 - 50.000 đồng mỗi cái tùy loại. Vì vậy,  trước đó, các cơ sở sản xuất phải chuẩn bị số lượng lớn nguyên liệu như lá dong, gạo nếp, đậu xanh. Hầu hết, các hộ sản xuất đều sử dụng nồi điện để luộc bánh, vừa thuận tiện, vừa không gây ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn giữ được hương vị riêng của bánh, được khách hàng tin dùng.

Vị bùi ngậy của thịt lợn sạch, quyện giữa hương nếp, màu xanh lá dong, vị mát ngọt đậu xanh, cùng vị se cay của hạt tiêu đã tạo nên một hương vị rất riêng của bánh chưng Đức Thọ trong ngày tết cổ truyền.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Bí thư chi bộ TDP Hùng Dũng cho biết: “Tổ dân phố Hùng Dũng là nơi có nhiều hộ làm bánh chưng nhất nhiều nhất huyện,  với trên 20 hộ. Nghề làm bánh chưng đã tạo công ăn việc làm, mang lại kinh tế ổn định góp phần nâng cao đời sống, người dân ở đây luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.451.113
    Trong năm: 1.315.446
    Trong tháng: 100.289
    Trong tuần: 22.729
    Trong ngày: 370
    Online: 38