Chiến tranh đã đi qua từ lâu, nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin để lại, vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của nhiều người. Huyện Đức Thọ có trên 1.000 người nhiễm chất độc da cam, nhưng nhiều người trong số họ đã vượt lên nỗi đau, làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các hoạt động địa phương. Ông Trần Quốc Chân, ở thôn Tiến Lạng, xã Đức Lạng là một trong những điển hình như thế.

Mặc cho sự khắc nghiệt của thời tiết, các loại cây trồng trong khu vườn của ông Trần Quốc Chân vẫn luôn xanh tươi và khoe sắc.

 Theo ông Chân, cây hoa giấy rất phù hợp với chất đất vùng đồi núi, và chống chịu tốt với thời tiết nắng nóng.

Cùng với niềm đam mê, và dày công chăm sóc, cắt tỉa, vườn hoa của gia đình ông không chỉ tạo động lực tinh thần cho ông sống vui, sống khỏe, mà còn đưa lại giá trị kinh tế đáng kể.

Hiện trong vườn của ông Chân có trên 200 chậu hoa các loại, trong đó có trên 50 cây mẫu đơn, và hoa giấy gần 10 năm tuổi.

Trung bình mỗi năm, vườn hoa của gia đình ông Chân cho thu nhập từ 30 – 50 triệu đồng.

Trong những năm tháng chiến tranh, cơm không đủ no, bom đạn quân thù còn không sợ. Giờ đây được Đảng, Nhà nước, tổ chức hội tạo điều kiện, để người dân an tâm làm kinh tế, nên mình phải cố gắng làm gương cho con cháu, và cùng địa phương xây dựng nông thôn mới”, đó là bộc bạch của ông Chân, khi nói về một trong những động lực, giúp ông vượt qua nỗi đau da cam, để gây dựng được mô hình kinh tế như hôm nay. Ông Chân chia sẻ:  mất 61% sức khỏe nên làm gì cũng rất khó khăn, bản thân đã phải nỗ lực rất lớn, và tự động viên rằng mình còn may mắn hơn nhiều đồng đội là may mắn sống sót và trở về. Nếu bản thân không tự vươn lên thì không ai có thể giúp đỡ mình được.

Năm 18 tuổi, thanh niên Trần Quốc Chân hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc. Ông đã cùng đồng đội trực tiếp cầm súng chiến đấu trên các chiến trường. Hòa bình lập lại, ông Chân được trở về quê hương. Tuy nhiên, chất độc da cam dioxin đã lấy đi của ông 61% sức khỏe. Nhưng với bản chất của người lính Cụ Hồ, rời tay súng, ông bắt tay ngay vào phát triển kinh tế gia đình.

Trên mảnh vườn rộng 1000 m2, ông đã trồng luân canh, chuyển đổi rất nhiều loại cây ăn quả. Khoảng 10 năm trở lại đây, với sự sáng tạo, siêng năng lao động, và hơn cả là niềm đam mê, ông Chân chiết ghép, trồng các loại hoa, chuyển đổi vườn cây ăn quả, sang ươm trồng hoa giấy và hoa mẫu đơn. Từ đó đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Từng bước nâng cao đời sống. 

Cách đây 4 năm, ông Chân không may bị tai nạn giao thông, sức khỏe  giảm sút, bước đi trở nên khập khiễng, nhưng ông Chân vẫn cần mẫn bám vườn, chăm tỉa, để ươm cho đời những bông hoa đẹp.

 Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Đức Thọ  cho biết : Mô hình vườn của ông Trần Quốc Chân hiện là một trong những vườn mẫu, đưa lại giá trị kinh tế khá, mang tính bền vững. Không chỉ là tấm gương tiêu biểu dũng cảm vượt lên nỗi đau da cam, ông Chân còn rất tích cực tham gia xây dựng NTM, bằng việc hiến tặng cây cảnh và hoa để làm đẹp thôn quê.

Mô hình phát triển kinh tế từ trồng cây cảnh của ông Chân đã trở thành điểm sáng, góp phần tạo động lực, để những nạn nhân da cam ở Đức Thọ học tập, từ đó vươn lên làm chủ cuộc sống.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.383.701
    Trong năm: 1.357.306
    Trong tháng: 120.033
    Trong tuần: 22.541
    Trong ngày: 2.288
    Online: 51