Để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ngày càng hiệu quả, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Đức Thọ đã quan tâm đổi mới về nội dung lẫn hình thức thực hiện, theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng và sát với những vấn đề mà người dân quan tâm.

Công tác hòa giải được xem là một khâu quan trọng và hòa giải viên chính là nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật tại cơ sở. Huyện Đức Thọ hiện có 156 tổ hòa giải với hơn 1.000 hòa giải viên.  Thông qua hoạt động hòa giải,  góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nội bộ Nhân dân, giữ gìn mối đoàn kết, củng cố tình làng, nghĩa xóm và hạn chế phát sinh đơn, thư khiếu nại, tố cáo kéo dài. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 25 vụ việc, hòa giải thành công 23 vụ, đạt tỷ lệ 92%.

156 tổ hòa giải với hơn 1.000 hòa giải viên chính là nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật tại cơ sở.

Ông Trần Văn Nhuần, Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Vĩnh Khánh, xã Trường Sơn, chia sẻ: Muốn làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các hòa giải viên phải thường xuyên tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật, nhất là những bộ luật liên quan đến các sự việc thường gặp như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai để tuyên truyền, giải thích cho người dân. Bên cạnh đó, hòa giải viên cần sự kiên trì, nhiệt tình và giúp đỡ người dân, tuyên truyền pháp luật, hòa giải các vụ việc thấu tình đạt lý”.

Trong tháng cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, đã có nhiều hoạt động được triển khai trên địa bàn huyện như: Thành lập các câu lạc bộ pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật,  phát động hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,.....

Các trợ giúp viên pháp lý tư vấn, hướng dẫn, trực tiếp giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật cho người dân trên địa bàn huyện.

Mô hình “phiên tòa giả định” diễn ra tại các trường THPT trên địa bàn, cũng là một cách làm góp phần sinh động hóa các hoạt động tuyên truyền pháp luật với đối tượng là các bạn trẻ.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)  huyện, Phòng Tư pháp đã tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch của UBND huyện về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách pháp luật tại địa phương.

 Bà Thái Thị Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đức Thọ, cho biết: " Để tránh tình trạng tuyên truyền nhiều nhưng không hiệu quả, trước khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, Phòng Tư pháp đã cử cán bộ phối hợp với đội ngũ báo cáo viên cơ sở kiểm tra, nắm bắt tình hình tư tưởng người dân ở từng khu dân cư, tìm hiểu lĩnh vực mà người dân quan tâm để chuẩn bị nội dung, tài liệu tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú”.

Phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở trong công tác giáo dục, phổ biển pháp luật.

 Từ đầu năm đến nay, Phòng Tư pháp phối hợp tổ chức 32 hội nghị tập huấn về công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; văn bản pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, Luật Hôn nhân và gia đình, thanh niên với pháp luật,… với 3.820 người tham dự. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện thực hiện các tin, bài, chuyên mục tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật, treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền về chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và ngày pháp luật Việt Nam (9/11); Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể huyện, các xã đẩy mạnh tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của huyện, mạng Internet và mạng xã hội zalo, facebook.., lồng ghép phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật mới tại các cuộc họp, sinh hoạt CLB,... nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam (9/11) nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

"Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục. Thời gian tới, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện Đức Thọ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp  nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đó chú trọng phát huy tối đa vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện, cấp xã; Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở; Gắn công tác PBGDPL với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu về đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nông thôn mới nâng cao; Đa dạng hóa nội dung và hình thức PBGDPL, từ đó tạo sự lan tỏa  giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân”. Ông Hoàng Xuân Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho hay.

Việc đổi mới, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, đã truyền tải  kịp thời, nhanh chóng các quy định pháp luật đến với người dân trên địa bàn huyện. Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của nhân dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm  hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.450.115
    Trong năm: 1.318.922
    Trong tháng: 100.634
    Trong tuần: 21.995
    Trong ngày: 2.977
    Online: 15