Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, kết hợp các mô hình “Dân vận khéo” để phát triển kinh tế, là chìa khoá giảm nghèo mà cấp ủy, chính quyền xã miền núi Tân Hương đã và đang quan tâm đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đó, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Trần Quốc Huy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua dân vận khéo xã Tân Hương, huyện Đức Thọ cho biết: "Những năm qua, phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn xã có bước đổi mới, nhiều gương điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa, tác động đến đời sống Nhân dân. Đến nay, toàn xã có gần 20 mô hình dân vận khéo trên lĩnh vực kinh tế đang triển khai thực hiện, cho thu nhập hàng năm từ 200 triệu đồng trở lên. Trong đó chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt,..."

Mô hình " dân vận khéo"  đa dạng các loại vật nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Tân Lộc, xã Tân Hương cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn  Văn Minh, thôn Tân Lộc cho hay: "Trên diện tích rộng gần 7 ha vườn đồi của gia đình, nhiều năm nay, được sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hội nông dân xã Tân Hương , gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư đào ao, xây dựng chuồng trại, áp dụng khoa học kỹ thuật để đa dạng các loại vật nuô như ốc bươu đen, cá, bò, lợn, gà.., kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, từ đó hàng năm mang lại thu nhập khá cho gia đình từ 200-250 triệu đồng”.

Để xây dựng mô hình điển hình phát triển kinh tế trong dân vận khéo, xã xác định cây chủ lực và vùng trồng, Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể được phân công phụ trách các mô hình thường xuyên sâu sát cơ sở, gần dân, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của người dân để kịp thời hỗ trợ, tư vấn và đề xuất các giải pháp giải quyết những khó khăn với cấp ủy, chính quyền địa phương, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận từ nhận thức đến hành động. Nhờ đó, người dân chủ động trong tìm hiểu thông tin qua các mô hình để vận dụng phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Hộ ông Trần Văn Bé, thôn Tân Lộc, cũng là một trong những hộ điển hình thực hiện mô hình “dân vận khéo”, mà các cấp hội, đoàn thể xã Tân Hương đã tuyên truyền vận động, hướng dẫn, trên cơ sở những cây trồng chủ lực phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.

“Đến nay mô hình của gia đình tôi luôn duy trì, với gần 200 gốc bưởi diễn và bưởi da xanh... trên diện tích gần 3.000 m2, so với các cây trồng khác, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống gia đình, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương”. Ông Trần Văn Bé, Thôn Tân Lộc, xã Tân Hương cho hay.

Từ các mô hình "dân vận khéo "đã làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy và cách làm của người dân, mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống cho nhân dân.

 "Với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện phát triển nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưngnhờ tranh thủ được các nguồn lực hỗ trợ của cấp trên, cùng với việc phát huy, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”, Từ các mô hình "dân vận khéo "đã làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy và cách làm của người dân, mang lại hiệu quả, bộ mặt của xã Tân Hương đã có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân được cải thiện từng ngày, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%, mô hình đã góp phần tích cực trong giảm nghèo bền vững của địa phương". Ông Trần Quốc Huy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, xã Tân Hương cho biết thêm.

Việc chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” về phát triển kinh tế  tại xã miền núi Tân Hương, đã góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.503.821
    Trong năm: 1.287.348
    Trong tháng: 110.398
    Trong tuần: 24.306
    Trong ngày: 331
    Online: 54