Sáng ngày 15/12/2024, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ( Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ Đinh Doãn Vỹ.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Khắc Chiến, trình bày lịch sử Nhà thờ

Ông Đình Hồng Tâm, dại diện dòng họ Đinh Doãn Vỹ

Nhà thờ là nơi thờ tự và tri ân liệt tổ, liệt tông dòng tộc Đinh Doãn, và Đinh Doãng Vỹ, người có công lao to lớn trong công cuộc “phù Lê diệt Mạc” vào những năm cuối thế kỷ XVI. Đinh Doãn Vỹ quê ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Ông sinh năm Quý Mão, đời vua Mạc Hiến Tông, niên hiệu Nguyên Hoà năm thứ 11, mất ngày 19 tháng 11 năm Canh Tý, triều vua Lê Kính Tông, niên hiệu Hoằng Định thứ nhất (1600), hưởng thọ 58 tuổi. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, đông anh em. Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, 18 tuổi thi đậu Tam trường.

Nhà thờ Đinh Doãn Vỹ được xây dựng trên 100 năm, hiện các bản sắc phong vẫn còn được lưu giữ.

Năm Quý Hợi (1563) tròn 20 tuổi, ông được bổ làm Lịnh sử tư lệnh, tham gia trong đội quân nhà Lê đánh nhà Mạc. Dưới thời vua Lê Chiêu Tông (1516-1522), Lê Cung Hoàng (1522-1527) triều đình phong kiến Việt Nam có sự phân tranh, triều thần lũng đoạn, chia nhau quyền lực để trị vì đất nước. Một số trung thần nhà Lê phải lùi về các vùng hoang vắng, gây dựng lực lượng chờ cơ hội phục thù. Trong số các cận thần có Đinh Doãn Vỹ, ông lui về vùng Thanh Lạng, xã Thanh Bình Thịnh. Ông cùng gia đình và nhân dân địa phương khai khẩn đất đai, tích luỹ quân lương, đúc rèn vũ khí, luyện tập quân binh, tạo dựng nơi đây trở thành một trong những hậu cứ của quân đội nhà Lê trong thời kỳ đánh đuổi quân nhà Mạc. Trong gần 20 năm từ năm Quý Mão (1563) đến năm Kỷ Mão (1579), Đinh Doãn Vỹ đã tham gia nhiều trận đánh với quân nhà Mạc. Do có nhiều công lao to lớn, ông được nhà Lê phong chức Quang tiến Thận lộc đại phu, Thái thường tự Thiếu khanh, tước Mỹ Nham tử. Đến thời nhà Nguyễn, ông được vua Khải Định ban tặng sắc phong Dực bảo trung hưng Linh phù chi thần.

Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Lê Thị Huyền Trang phát biểu chúc mừng.

Toàn huyện hiện có 85 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó 16 di tích được xếp hạng Quốc gia, còn lại là cấp tỉnh. Việc công nhận Nhà thờ Đinh Doãn Vỹ là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, không chỉ khẳng định giá trị lịch sử của di tích, mà còn góp phần bảo tồn và gìn giữ những di sản quý báu của tổ tiên. Mong muốn cấp ủy, chính quyền xã và dòng họ tiếp tục xã hội hóa tu bổ, nâng cấp để di tích mãi trường tồn. Là nơi sinh hoạt tâm linh, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đinh Khoa Toàn, trao Bằng công nhận Nhà thờ Đinh Doãn Vỹ là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lãnh đạo xã Thanh Bình Thịnh tặng hoa chúc mừng dòng họ

Con cháu dòng họ rước bằng công nhận di tích lịc sử văn hóa cấp tỉnh

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.504.137
    Trong năm: 1.287.348
    Trong tháng: 110.398
    Trong tuần: 24.306
    Trong ngày: 646
    Online: 47