Trước tình trạng tội phạm lừa đảo qua điện thoại, không gian mạng diễn biến phức tạp, Công an huyện Đức Thọ đã tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức cảnh giác với các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Công an huyện Đức Thọ đã trực tiếp gõ cửa nhà người dân phát hơn 150.000 tờ rơi tuyên truyền cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.

Theo Công an huyện Đức Thọ, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Loại tội phạm này có nhiều chiêu thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương.

  Trước tình hình đó, Công an huyện Đức Thọ đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn về thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền phát động quần chúng nhân dân tham gia tấn công trấn áp tội phạm.

16 thủ đoạn lừa đảo được Công an huyện Đức Thọ  cảnh báo tới người dân

Công an huyện Đức Thọ đã in 1.500, tờ rơi cảnh báo 16 thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet dán tại các điểm công cộng, trực tiếp đến các hộ dân trên địa các xã, thị trấn để tuyên truyền và phân tích các thủ đoạn lừa đảo, trong đó tập trung vào mọi thành phần, lứa tuổi; nội dung của tờ rơi cũng được sử dụng tuyên truyền tới người dân tại các cuộc họp tuyên truyền pháp luật tại cơ sở.

Công an Đức Thọ cũng thường xuyên phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện đăng tải bài tuyên truyền phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội.

Tuyên truyền cho người dân khu làng nghề, cụm công nghiệp Thái Yên

Việc làm này của Công an huyện Đức Thọ nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của cho người dân trong việc phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Qua đó, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát hiện, tố giác tội phạm.

Ông Phan Đức Thịnh, thôn Gia Thịnh, xã Thanh Bình Thịnh chia sẻ: Việc lực lượng công an phối hợp với các ban, ngành đoàn thể đến tận tận nhà người dân để tuyên truyền, phát tờ rơi cảnh báo, phòng ngừa tội phạm là việc làm rất thiết thực. Qua đó, kịp thời cung cấp thông tin giúp chúng tôi chủ động phòng tránh các thủ đoạn của tội phạm cũng như tích cực phát hiện, tố giác tội phạm. Nhờ vậy mà cách đây 1 tuần tôi đã không sập bẫy lừa đảo trúng thưởng từ số máy lại gọi đến.

Người dân cần chủ động ngăn ngừa tội phạm

Theo Công an huyện Đức Thọ, từ năm 2021 lại nay, trên địa bàn huyện xảy ra 17 vụ lừa đảo chiếm đọa tài sản trên không gian mạng, làm thiệt hại của người dân khoảng 1,5 tỷ đồng.

Hầu hết trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đều diễn ra với cùng kịch bản, đó là việc các đối tượng tội phạm thường lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin, sự chủ quan, thiếu cảnh giác, thiếu thông tin kiểm chứng, thậm chí là sự hám lời của bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tiền...

Điển hình như trường hợp của chị Hoàng Thị G, xã Bùi La Nhân. Chị cho biết: có một đối tượng đã nhắn tin làm quen với chị, đối tượng giới thiệu hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Sau một thời gian nhắn tin làm quen, nói chuyện với nhau, thì đối tượng đã nhắn tin với chị G muốn tặng chị một món quà trị giá 01 triệu đô, nhưng cần một khoản phí để chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, và muốn chị G hỗ trợ phần kinh phí đó. Sau đó, chị G đã chuyển 156.000.000 đồng vào số tài khoản đối tượng yêu cầu, tuy nhiên đối tượng không hề chuyển món quà cho chị G, lúc đó chị mới biết mình bị lừa.

Hay như anh Đặng Xuân Hồng, xã Tùng Châu lại mua hàng qua mạng xã hội. Anh đặt mua một số hộp sắt trị giá 44 triệu đồng. Chưa nhận hàng, nhưng anh đã chuyển số tiền này cho đối tượng bán hàng không quen biết. Và sau đó thì đối tượng đã không chuyển hàng cho anh như cam kết. Vụ lừa đảo này ngay sau đó đã được Công an huyện Đức Thọ phối hợp điều tra làm rõ. Bắt được đối tượng là Phùng Việt Trinh, sinh năm 1997, trú huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Trao đổi về việc này, Đại úy Nguyễn Thành Nam, Phó đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đức Thọ  cho biết: trước tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp, Công an huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ. Trong đó, đơn vị đặc biệt chú trọng đến công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm. Để điều tra, xử lý các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm răn đe, kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này.

Gián tờ rơi tuyên truyền tại các điểm công cộng, nơi tập trung đông người

Qua các vụ việc trên cho thấy, các đối tượng hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, có tính chất chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi. Đã lợi dụng mạng xã hội, và sự thiếu cảnh giác của nạn nhân để lừa chuyển tiền. Ngành chức năng khuyến cáo nhân dân, cần đề cao cảnh giác, không chuyển tiền, hay cung cấp các thôn tin cá nhân cho người không quen biết, với bất kỳ lý do nào, tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng.

Đại úy Nguyễn Thành Nam - Phó đội trưởng đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đức Thọ cho biết: Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, đề nghị nhân dân khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin các nhân trên mạng xã hội. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng... Đặc biệt, trường hợp người dân nào có nghi ngờ về hoạt động của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.302.060
    Trong năm: 1.353.474
    Trong tháng: 179.143
    Trong tuần: 32.166
    Trong ngày: 4.192
    Online: 18