Sau hơn 1 năm xây dựng khu dân cư thông minh, người dân làng mộc Bình Định, xã Thanh Bình Thịnh đang dần quen với việc thực hiện thủ tục hành chính, trao đổi thông tin, giao dịch, mau bán sản phẩm đồ mộc... trên môi trường số.

Nhà văn hóa thông minh của khu dân cư Bình Định.

Đầu năm 2021, thôn Bình Định bắt tay vào xây dựng khu dân cư thông minh, dù có một số thuận lợi về vị trí địa lý, thu nhập bình quân đầu người... song, với người dân nơi đây, chuyển đổi số vẫn là một điều mới mẻ. Dẫu vậy, xác định việc xây dựng khu dân cư thông minh là xu thế tất yếu nên chính quyền địa phương và người dân đã xây dựng kế hoạch cụ thể, từng bước triển khai các phần việc.

Cán bộ thôn Bình Định đã thành thạo các thao tác trên điện thoại để điều khiển hệ thống loa truyền thanh, camera an ninh, điện chiếu sáng...

Ông Nguyễn Đăng Tý, Bí thư chi bộ Bình Định cho hay: Ban đầu khi vừa thực hiện xây dựng khu dân cư thông minh, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn vì không phải người dân nào cũng có hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin. Để có đủ kiến thức, kỹ năng trong việc vận hành các thiết bị thông minh, chúng tôi phải dành nhiều thời gian để học hỏi. Sau đó, các đoàn thể trong thôn cùng nhau đi tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu và đồng hành trong tiến trình chuyển đổi số, xây dựng khu dân cư thông minh.

Dẫn chúng tôi đến tham quan nhà văn hóa thôn, ông Nguyễn Đăng Tý, Bí thư chi bộ thể hiện sự thành thạo về phần mềm điều khiển điện chiếu sáng qua chiếc điện thoại thông minh của mình. Trong nhà văn hóa, một màn hình lớn hiển thị hình ảnh rõ nét, chân thực nhiều tuyến đường trong thôn.

Hệ thống camere giám sát được lắp đặt tại hầu hết các tuyến đường

Hệ thống camere giám sát được lắp đặt tại hầu hết các tuyến đường, khu vực công cộng. Các “mắt thần” này truyền dẫn hình ảnh về trung tâm điều khiển đặt tại nhà văn hóa, kết nối với điện thoại của các cấp ủy, ban cán sự thôn để tiện cho việc theo dõi, quản lý, xử lý khi có sự cố xảy ra.

Hệ thống truyền thanh thông minh được lặp dặt.

Chuyển đổi số cũng đã giúp cho ông Nguyễn Đăng Tý dễ dàng thực hiện việc quản lý công việc của thôn. Mọi hoạt động từ việc giám sát camera, phát thông tin trên loa thông minh, điều khiển hệ thống điện chiếu sáng... đều được ông thực hiện trên điện thoại.

Ông Nguyễn Đăng Tý, Bí thư chi bộ Bình Định cho biết: Từ khi xây dựng khu dân cư thông minh, mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi thành lập nhóm Zalo chung, mọi công việc, thông tin... đều được gửi vào nhóm để người dân cùng nắm rõ. Đặc biệt, những chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chuyển tải đến với người dân một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Khuôn viên nhà văn hóa thôn đã thực sự trở thành nơi vui chơi, sinh hoạt, giải trí của đông đảo người dân khi được đầu tư các thiết chế thể thao, phủ sóng wifi.

Sóng wifi được phủ khắp khu vực nhà văn hóa thôn giúp người dân thuận tiện trong sử dụng mạng internet.

Chị Dương Thị Thanh Huyền - người dân thôn Bình Định cho biết: Vui nhất là có wifi, lướt internet công cộng miễn phí tại nhà văn hóa thôn cho nên người dân chúng tôi có thể cập nhật thông tin nhanh chóng . Sự đổi mới này đã giúp chúng tôi có cuộc sống ngày một hiện đại, văn minh. Tôi rất mừng trước sự đổi thay này của quê hương.

Người dân vui chơi giải trí trong khuôn viên nhà văn hóa thôn.

Đến nay, toàn thôn Bình Định đã có trên 95% hộ dân lắp đặt và sử dụng wifi, mã QR; nhà văn hóa thôn đã được kết nối wifi để phục vụ người dân truy cập, tìm hiểu thông tin; 100% người dân dùng điện thoại thông minh tích hợp nhiều ứng dụng của các ngân hàng để chuyển khoản, quét mã QR trong giao dịch thanh toán...

Hiện nay hơn 1.037 cơ sở sản xuất kinh doanh đồ mộc ở  thôn Bình Định đều có bảng quét mã QR giúp người dân thanh toán khi mua bán hàng hóa mà không cần dùng tiền mặt. Ông Nguyễn Viết Duyến, chủ cơ sở sản xuất đồ mộc thôn, Bình Định cho hay: Chúng tôi được hưởng lợi nhiều từ mô hình khu dân cư thông minh. Bản thân tôi khi bán hàng thì sử dụng mã QR trong các giao dịch, thanh toán rất tiện lợi, việc kiểm kê thu chi cũng dễ dàng hơn.

Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số đã giúp thôn Bình Định  thu hẹp dần khoảng cách với thành thị, góp phần đưa xã Thanh Bình Thịnh  trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào tháng 9/2023. Người dân trong thôn tiếp cận chuyển đổi số một cách dễ dàng, hiệu quả, từng bước hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong tương lai.

Khu dân cư thông minh Bình Định.

Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thinh Đoàn Ngọc Hường cho biết: Đến nay, mô hình đã đi vào hoạt động ổn định, giúp thôn ngày càng phát triển, tiếp cận với các công nghệ số hiện đại, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục nâng cao các tiêu chí xây dựng khu dân cư thông minh tại thôn, đồng thời, mở rộng mô hình tại các thôn khác trên địa bàn”.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.453.313
    Trong năm: 1.315.446
    Trong tháng: 100.289
    Trong tuần: 22.729
    Trong ngày: 2.547
    Online: 41