Nhằm quyết tâm thực hiện hoàn thành xây dựng huyện NTM nâng cao vào cuối năm 2025. Huyện Đức Thọ đã thành lập đoàn công tác đi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm công tác xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các tỉnh phía bắc. Đoàn do đồng chí Nguyễn Thành Đồng, TUV-Bí thư Huyện ủy; đồng chí Trần Hoài Đức, PBT- Chủ tịch UBND huyện dẫn đầu; cùng đi có các đ/c UVBTV Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ngành UBND huyện, trưởng các đoàn thể; lãnh đạo các xã thị trấn.

Ngày 27/3, Đoàn công tác huyện Đức Thọ đã đến huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng huyện NTM nâng cao. Đầm Hà là huyện miền núi, nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 414,368 km2; toàn huyện có 9 đơn vị hành chính (gồm 08 xã và 01 thị trấn) với 70 thôn, bản, khu phố.

Đồng chí Phạm Vĩnh Khuyến, PBT - Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) thông qua một số nét cơ bản về xây dựng NTM nâng cao và phát triển KT-VHXH của huyện Đầm Hà với đoàn công tác huyện Đức Thọ.

Dân số toàn huyện 43.166 người: gồm 13 dân tộc sinh sống, trong đó, dân số thành thị là 8.141 người chiếm 18,86%, dân số nông thôn là 35.025 người chiếm tỷ lệ 81,14%.  

Chợ huyện Đầm Hà: mô hình xử lý nước thải với công suất 100m3/ngđ; tổng mức đầu tư 7,246 tỷ (thiết bị 6 tỷ); nước thải ra môi trường đạt Cột A-QCVN14/2008.

Mô hình trồng chanh leo xuất khẩu có liên kết với Doanh nghiệp cung ứng vật tư, cây giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Công tác  phân loại rác đầu nguồn được các cấp hội, đoàn thể vào cuộc quyết liệt và được người dân hưởng ứng tích cực (mô hình do Hội CCB xã Đầm Hà quản lý)

Trong năm 2023:  Giá trị sản xuất trên 03 lĩnh vực đạt 8.351 tỷ đồng, đạt 100,8% KH, bằng 119,3% cùng kỳ, trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 3.204 tỷ đồng, đạt 101,2% KH, chiếm tỷ trọng 38,4%; Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 2.542 tỷ đồng bằng 100,1% KH, chiếm tỷ trọng 30,4%; Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 2.605 tỷ đồng, bằng 101,0% KH, bằng 124,3% cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,2%.  

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Đầm Hà đến năm 2023 đạt: 80 triệu đồng/người, trong đó: khu vực nông thôn đạt 74,4 triệu đồng/người; khu vực đô thị đạt 103,6 triệu đồng/người;  Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 16 hộ =0,16% xuống còn 0 hộ; Hộ cận nghèo giảm từ 126 hộ =1,13%, xuống còn 0 hộ. Đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Hà không còn hộ nghèo và cận nghèo.

Để đạt được các mục tiêu xây dựng thành công huyện NTM nâng cao, huyện Đầm Hà ( Quảng Ninh) đã triển khai ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Đề án, Kế hoạch thực hiện của chính quyền cấp huyện, cấp xã về Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

 Huyện Đầm Hà xác định 3 đột phá chiến lược trong xây dựng nông thôn mới để tập trung thực hiện: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối trung tâm huyện với các xã khu vực vùng cao, xã ven biển phù hợp với quy hoạch, trọng tâm là đầu tư hạ tầng giao thông để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và liên kết giữa các xã trong huyện liên huyện; kết nối nông thôn miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số với khu vực trung tâm đô thị của huyện.

 Về cấp xã có 08/08 xã hoàn thành các chỉ tiêu xã nông thôn mới; 06/08 xã hoàn thành chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng xã nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Thủ tướng chính phủ và của tỉnh Quảng Ninh; 04/08 xã hoàn thành các chỉ tiêu tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu (Quảng Tân, Đầm Hà, Dực Yên, Tân Bình). Các xã đã tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của nhân dân. Tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2023: 937.602 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 269.749, 319 triệu đồng; Vốn lồng ghép và huy động: 667.852,681 triệu đồng.

Về Chương trình OCOP: huyện Đầm Hà có 24 cơ sở (15 HTX, 02 Công ty, 02 THT, 05 hộ gia đình) với 37 sản phẩm tham gia chu trình OCOP.

Về cấp huyện đã hoàn thành 09/09 tiêu chí, 38/38 chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Ngày 06/2/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 156/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Đồng chí Nguyễn Thành Đồng, TUV - Bí thư Huyện ủy Đức Thọ cảm ơn và tiếp thu các ý kiến chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của huyện Đầm Hà về công tác xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu của huyện.

Lãnh đạo huyện Đức Thọ trao tặng huyện Đầm Hà bức tranh quê hương, nhân chuyến thăm và làm việc tai đây

Tại buổi tham quan học tập, kinh nghiệm, Đoàn công tác của huyện Đức Thọ đã được lãnh đạo huyện Đầm Hà chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết một số vấn đề khó khăn, cách khắc phục, hướng đi cách làm trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. Trước đó các đồng chí cán bộ huyện Đầm Hà cũng đã giới thiệu một số mô hình thuộc các tiêu chí; môi trường; nước sach; sản xuất nâng cao thu nhập; xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm và cung ứng vật tư, công nghệ quy trình sản xuất khoa học nâng cao thu nhập cho người dân...

 

Tham quan nhà máy sản xuất phân bón vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm, đóng tại xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Tham qua hệ thống điều khiển tự động tại nhà máy

Các sản phẩm phân vi sinh, chế phẩm sinh học được nhà máy sản xuất

Tiếp đó ngày(28/5) đoàn công tác của huyện đã đến tỉnh Vĩnh Phúc tham quan nhà máy sản xuất phân bón vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm, đóng tại xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên. Tiếp đoàn về phía công ty có ông Khắc Ngọc Bá - Phó TGĐ Tập đoàn Quế Lâm - Chủ tịch hội đồng thành viên các đơn vị Quế Lâm miền Bắc.

Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, Trần Hoài Đức thông qua một số nét cơ bản về công tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ của huyện sau khi ký kết hợp tác với Tập Đoàn Quế Lâm.

Tại buổi làm việc lãnh đạo các xã, thị trấn huyện Đức Thọ đã phát biểu mong muốn tập Đoàn Quế Lâm tiếp tục hỗ trợ, quan tâm người dân ở các địa phương thực hiện thành công sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ông Khắc Ngọc Bá - Phó TGĐ Tập đoàn Quế Lâm - Chủ tịch hội đồng thành viên các đơn vị Quế Lâm miền Bắc tiếp thu các ý kiến, đồng thời chia sẻ các thông tin và các chính sách hỗ trợ người dân của Tập Đoàn Quế lâm.

Tập Đoàn Quế lâm tặng huyện Đức Thọ các sản phẩm chè hữu cơ

Công ty Quế Lâm Phương Bắc thành lập và đi vào hoạt động năm 2007. Nhiệm vụ chính là sản xuất phân bón lá hữu cơ và sản xuất các chế phẩm sinh học. Công ty BIOTECH Quế Lâm thành lập và đi vào hoạt động năm 2009. Đây là nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Tập đoàn Quế lâm lớn nhất của cả nước với công suất 300 ngàn tấn /năm, đủ cung cấp cho các tỉnh từ Bắc miền trung và tất cả các tỉnh phía bắc phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ kinh tế tuần hoàn theo chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp sạch của Tập đoàn. Sau thời gian tham quan đoàn công tác của huyện Đức Thọ đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm, tại đây ông Khắc Ngọc Bá TGĐ Tập đoàn Quế Lâm - Chủ tịch hội đồng thành viên các đơn vị Quế Lâm miền Bắc đã thống báo tình hình sản xuất, cung ứng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học do nhà máy sản xuất, đồng thời nêu ra chiến lược phát triển sản xuất của nhà máy trong thời gian tới, đồng thời gợi ý một số hướng đi, cách làm về phát triển sản xuất hữu cơ, kinh tế tuần hoàn giữa huyện Đức Thọ và Tập đoàn Quế Lâm vừa được ký kết trong thời gian qua. Theo đó hai bên sẽ cùng bắt tay thực hiện theo các điều khoản như văn bản đã ký kết, bên cạnh đó từng bước hỗ trợ nhau giải quyết một số vướng mắc mà trong quá trình thực hiện sản xuất còn vướng mắc, như vấn đề cung ứng phân bón, giá thành các chế phẩm sinh học, con giống...Cũng tại đây lãnh đạo hai bên đã thống nhất về cách làm và hướng đi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa có liên kết theo chuỗi, sản xuất tập trung theo vùng,xác định các cây con chủ lực để đầu tư tăng sản phẩm nông nghiệp sạch cho xã hội, và nâng thu nhập cho người dân.

Đồng chí Hoàng Văn Thắng - TUV-Bí thư Huyện ủy Yên Khánh - Ninh Bình cảm ơn đoàn đã đến thăm và học tập kinh nghiệm tại huyện.

Nằm trong chuyến công tác, ngày(29/5) đoàn công tác của huyện đã về tham quan, học hỏi kinh nghiệp xây dựng huyện NTM nâng cao tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Tiếp đoàn có đồng chí Hoàng Văn Thắng - TUV-Bí thư huyện ủy; các đồng chí UVBTV huyện ủy, lãnh đạo các phòng ban ngành huyện Yên khánh.

Yên Khánh là một huyện đồng bằng, toàn huyện có 18 xã và 1 thị trấn với tổng số 268 xóm, phố; Diện tích tự nhiên 14.260 ha, dân số 151.025 người. Từ một huyện thuần nông, Yên Khánh đã dần vươn lên trở thành huyện có tốc độ phát triển khá trong tỉnh.

Đến nay toàn huyện có 18/18 xã đạt chuẩn NTM; 02 xã đạt NTM kiểu mẫu, 10 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 186 thôn, xóm kiểu mẫu. 9/9 tiêu chí NTM nâng cao của huyện Yên Khánh đã đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình, được các sở, ngành của tỉnh thẩm tra, xác nhận theo quy định, với tỷ lệ hài lòng của người dân đạt 99,75%.

 Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giá trị sản xuất năm 2023 trên 1 ha canh tác đạt 168 triệu đồng/ha, hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả tạo việc làm cho gần 20 nghìn lao động. Huyện có 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, hoạt động có hiệu quả giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của Yên Khánh tăng từ 14,95 triệu đồng/ người (năm 2011) lên 69,52 triệu đồng/người (năm 2023); tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 giảm còn 1,04

Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn thực tế trong các công trình của xã, thị trấn là 616.945,3 m2.

 

Tham quan mô hình xã NTM thông minh tại xã Khánh Nhạc huyện Yên Khánh(Ninh Bình). 13 lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND xã được sử dụng tính năng quét mã QR.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định ≥95%.

  Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥70%:

34.520/47.742 hộ gia đình có triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn đạt tỉ lệ 72,3%.

          Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp ≥50%

 

Tham quan mô hình quảng bá phát triển du lịch tại xã Khánh Thiện. 

Cũng nằm trong chuyến công tác, chiều ngày (29/5) đoàn công tác của huyện đã đến làm việc với Thành Ủy - HĐND-UBND-UBMTTQ Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, và tham quan vùng sản xuất Dứa xuất khẩu ở xã Đồng Giao, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình).  Tiếp đoàn có đồng chí Vũ Thành Tôn- Phó Bí thư Thường trực, Thành ủy Tam Điệp, các đồng chí UVBTV Thành ủy, trưởng các phòng, ngành UBND Thành phố.

 Thành phố Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, một trong 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình. Thành phố Tam Điệp có tổng diện tích105km2, với tổng dân số 166 ngàn người, có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường và 3 xã. Năm 2024, Thành phố có 1 xã NTM kiểu mẫu; 1 xã NTM nâng cao; 19/33 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Hiện nay Thành phố đang tập trung phát triển sản xuất chuyên canh 03 loại cây trồng chủ luwcjgoomf; cây Dứa, cây chè, cây Đào phai trong đó cây Dứa là cây trồng có vị trí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cây Dứa được đưa vào thâm canh tại Nông trường Đồng giao từ năm 1967 và trở thành sản phẩm và biểu tượng của vùng đất Tam Điệp nay là Thành Phố Tam Điệp. Cây Dứa chiếm 70% diện tích cây trồng các cây ăn quả với trên 2000ha, với trên 2000 hộ tham gia trồng Dứa. Thời gian trồng đến khi thu hoạch là 18 tháng, hiện nay trên địa bàn Thành phó có 03 Doanh nghiệp chế biến sâu Dứa quả ra các thành phẩm khác, doanh thu của 03 công ty hàng năm đạt trên 1.500 tỷ đồng; sản phẩm được xuất khẩu sang các nước EU, tạo công ăn việc làm cho hơn 3.500 lao động, thu nhập bình quann 8-10 triệu đồng/người/tháng.

Tham qua nhà máy chế biến củ, quả tại Thành phố Tam Điệp

Lãnh đạo huyện Đức Thọ tặng quà công nhân nhà máy chế biến củ quả tại Thành phố Tam Điệp

Tham quan diện tích trồng Dứa tại Đồng Giao - Thành phố Tam Điệp

Tổng diện tích trồng Dứa 2023: 2.492,5 ha, tập trung chủ yếu ở xã Quảng Sơn; năng suất bình quân 50 - 70 tấn/ha. Giá bán dao động từ 7 - 10 ngàn đồng/kg; Doanh thu đạt 350 triệu - 600 triệu/ha. Hạch toán chi phí đầu tư 01ha Dứa: 180 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân sau khi trừ chi phí đạt: 170 - 420 triệu đồng/ha.

Tặng quà Thành phố Tam Điệp

Sau chuyến tham quan, học tập, tìm hiểu cách làm, hướng đi của các địa phương ở các tỉnh phía Bắc về xây dựng huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đoàn cán bộ lãnh đạo huyện Đức Thọ sẽ sớm áp dụng, triển khai, ra các văn bản chỉ đạo từ huyện đến cơ sở. Đẩy nhanh tiến độ thục hiện các tiêu chí theo quy định của TW và của tỉnh về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Từng bước khắc phục mọi khó khăn, huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết tâm thực hiện thành công huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2024. Triển khai mời các Công ty chế biến, thu mua sản phẩm Dứa và Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các phòng, ban Thành phố Tam Điệp vào khảo sát chất đất, thổ nhưỡng ở Đức Thọ liên kết trồng Dứa nguyên liệu trong thời gian sớm nhất.

Huyện Yên Khánh(Ninh Bình)

Tại Công ty Quế Lâm Vĩnh Phúc

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.279.570
    Trong năm: 1.339.809
    Trong tháng: 180.695
    Trong tuần: 47.515
    Trong ngày: 4.914
    Online: 66